[ad_1]

Hoa chuông có tên khoa học là Campanulaceae, hay còn được gọi là hoa Tử La Lan. Loài hoa có nguồn gốc từ Bắc Bán Cầu, xuất hiện nhiều nhất là khu vực Địa Trung Hải cho tới Caucasus. Hiện nay, hoa được trồng phổ biến tại các quốc gia Châu Phi và nhiều nơi trên Thế giới. 

Cây thuộc loại thân thảo, rễ mọc thành cụm dày bám chắc chắn trong đất. Cây có tuổi thọ rất dài, có thể lên tới 10 năm tùy vào cách chăm sóc và nguồn dinh dưỡng. Khi hoa nở, chúng tạo thành cụm gồm 10 – 15 bông trên một cành. Hình dạng hoa nhìn giống như chiếc chuông nhỏ, mọc rủ xuống với nhiều màu sắc bắt mắt. 

Loại cây này có hoa như chiếc chuông nhỏ, nở thơm nức nhà không cần nước hoa - 1

Ở Việt Nam, bạn dễ dàng bắt gặp loài hoa này tại các khu vực ở Đà Lạt, hoa có màu xanh, trắng, vàng hoặc hồng. Được biết, loài hoa này có chứa độc tính, có thể gây ảo giác khiến người tiếp xúc bị mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí có thể gây suy tim, suy hô hấp,…nếu bạn ăn nhầm hoa. 

Cách trồng hoa chuông đảm bảo đẹp

Lưu ý tưới nước và ánh sáng

Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh sáng). Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều vì cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có thể tưới bằng nhiều cách như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt… nhưng phải đảm bảo vừa đủ ẩm độ làm mát cho cây. Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối.

Loại cây này có hoa như chiếc chuông nhỏ, nở thơm nức nhà không cần nước hoa - 3

Bón phân đúng cách

Cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng như : Polyfeed (19 -19 – 19); Growmore (30 – 10 – 10)… Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung vi lượng, cần phun bổ sung các loại chất kích thích tăng trưởng như: Atonik 1,8 DD, AgrostimTM USA… Khi cây hình thành nụ, cần bổ sung Muti – K (13 – 0 – 46) và Nitrat canxi (11 – 0 – 0 – 20 CaO) để hoa bền đẹp.

Muốn cây nhanh lớn phải ngắt lá, tỉa nụ

Muốn hoa nở tập trung cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh. Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới.

Loại cây này có hoa như chiếc chuông nhỏ, nở thơm nức nhà không cần nước hoa - 4

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa chuông thường bị một số loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, các loại sâu ăn lá… nên cần phun ngừa các loại thuốc như Supracide 40 EC , Comite 73 EC, Kelthane 18,5 EC, Vertimec 1,8 EC, Bitadin… Các loại bệnh thường gặp là thối gốc và chết héo. Các bệnh này do độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng, nên tưới vừa phải và tưới vào buổi sáng, tránh tưới buổi chiều hoặc buổi trưa dễ làm hư lá. Bệnh có thể khống chế được bằng các loại thuốc: Mexyl – MZ 72 WP, Topsin M 50 WP, Aliette 80 WP…

Nguồn: https://eva.vn/cay-canh-vuon/loai-cay-nay-co-hoa-nhu-chiec-chuong-nho-no-thom-nuc-nha-khong-can-nuoc-hoa-c283a514225.html

[ad_2]