[ad_1]

Nhà đầu tư đẩy tiền vào đất

Sau thời gian “sốt đất” cục bộ ở nhiều địa phương hồi đầu năm, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái “trầm lắng” khi nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm cuối năm này thị trường đã chứng kiến làn sóng đầu tư vào nhà đất rất lớn. 

  • Bất động sản và cuộc đua về đích cuối năm

Chị Nguyễn Thị Trang – một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm ở Hà Nội chia sẻ, năm 2021 là một năm thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều biến động do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư an toàn, bền vững, nhưng nguồn cung khan hiếm, khiến thị trường luôn sôi động và sản phẩm bất động sản liên tục tăng giá.

“Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc đi lại gặp khó khăn, do đó, tôi và nhiều nhà đầu tư chọn thị trường đất vùng ven Hà Nội là kênh đầu tư chính. Nhiều mảnh đất nền khu vực Quốc Oai, Thạch Thất chúng tôi đã mua trong tháng 3,4 năm nay, giờ đã bắt đầu có lãi”, chị Trang chia sẻ.

Lo tiền rớt giá, nhà đầu tư ồ ạt "săn" đất dịp cuối năm? - Ảnh 2.

Nhiều nhà đầu tư tìm mua đất khu vực các huyện ven Hà Nội trong dịp cuối năm. Ảnh: Trần Kháng

Cũng theo chị Trang, do dự án mới ra thị trường ít, nhà đất tại các dự án bất động sản quy mô lớn đang có giá rất cao, không phù hợp với đa phần nhà đầu tư. Do đó, đất nền tách thửa ở các huyện ven Hà Nội được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất.

“Ở nhiều huyện của Hà Nội, đất phân lô, tách thửa có diện tích giao động từ 60-120m2, giá từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/lô. Đây là mức tiền phù hợp với nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt, những lô đất này thường mua bán, chuyển nhượng sang tay sổ đỏ lên nhận được rất nhiều sự quan tâm”, chị Trang nói.

Không chỉ có các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhiều nhà đầu tư mới (F0) tham gia vào thị trường bất động sản trong 2 năm xuất hiện dịch Covid-19. Anh Nguyễn Văn Nam – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi từng góp vốn với bạn mở cửa hàng ăn, nhưng khi có dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh phải đóng cửa. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng, nhưng sợ mất tiền giá, tôi lại tìm hiểu để đầu tư vào đất”.

Tương tự như anh Nam, một số nhà đầu tư chứng khoán cũng đang rục rịch chốt lời để đầu tư vào bất động sản. “Chứng khoán là kênh đầu tư khá hấp dẫn và nhiều người đã thu được khoản lãi lớn. Tuy nhiên, kênh đầu tư này cũng có nhiều biến động, do đó tôi vẫn hướng đưa tiền vào bất động sản”, anh Lê Văn Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ. 

Cũng theo anh Nhân, đất nền và chung cư là 2 phân khúc anh sẽ lựa chọn để đầu tư trong thời gian tới. “Thị trường bất động sản cuối năm đang rất sôi động. Tôi đang tìm hiểu những mảnh đất lớn ở các tỉnh ven Hà Nội như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình… để đầu tư.

Thận trọng tài chính

Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản cuối năm sẽ có nhiều tín hiệu tươi sáng. Đặc biệt, khi giá cả hàng hóa tại nhiều nơi trên thế giới có xu hướng gia tăng, lạm phát cao, dẫn tới áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Nhà đầu tư nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính nên “xuống tiền” ngay để tránh đồng tiền mất giá.

Lo tiền rớt giá, nhà đầu tư ồ ạt "săn" đất dịp cuối năm? - Ảnh 3.

Môi giới tư vấn thông tin cho khách hàng tại một dự án Bắc Giang. Ảnh: Liên Hương

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu bắt đầu bừng sáng. Điều này được căn cứ dựa trên lịch sử của thị trường và những điều kiện trong bối cảnh hiện tại. 

  • Bất động sản khắp nơi tăng giá, nhưng tiền đang đổ vào phân khúc nào?

“Những nhà đầu tư bất động sản lâu năm có lẽ đã tổng kết được quy luật của thị trường, lúc lên lúc xuống. Thực tế đã cho thấy trước những cú sốc về mặt kinh tế, chính sách, thị trường bất động sản phản ứng nhanh nhất, có những giai đoạn rất ảm đạm nhưng sau đó sẽ bùng lên rất mạnh”, ông Thiên nhận định.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, trong 2 năm vừa qua, cuối 2019 đến 2020, trước tác động của dịch Covid-19, bất động sản không bị rớt giá, thậm chí tăng mạnh. Nguyên nhân là trong 5 năm vừa qua thị trường bất động sản nói chung có những khó khăn, do đó nguồn cung rất ít. Quỹ đất không có, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng khiến biên độ giá không giảm.

Theo ông Khương, hiện tại, bất động sản nhà ở luôn là điểm nóng của thị trường. Người mua có nhu cầu ở thật chứ không phải thị trường ảo.

“Trong vòng 1-2 năm tới, với cách mà chúng ta đang xử lý vấn đề pháp lý cho các dự án thì nguồn cung cho bất động sản vẫn hạn chế. Dó đó, giá cả sẽ tiếp tục tăng, tạo ra sự khác biệt đối với những thời kỳ khủng hoảng và khó khăn trước đây. Hiện tại, thị trường đã ấm lên và kỳ vọng trong thời gian sắp tới sẽ bừng sáng”, ông Khương nhận định.

Nhìn nhận trong dài han, ông Khương cho rằng, khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ chuyển dòng tiền vào vàng, dầu và bất động sản. Giả sử, nếu bây giờ mua một căn nhà với giá 1 tỷ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỷ đồng.

Chuyên gia của Savills khuyến nghị, nếu nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là hợp lý. Tuy nhiên, nếu có 1 tỷ mà đi vay hết 700 triệu thì khi lạm phát xảy ra, lãi suất sẽ rất cao và khả năng chi trả của người mua sẽ bị hạn chế.

“Các nhà đầu tư không nên quá lo lắng về lạm phát, thay vào đó đầu tư càng sớm càng tốt để giữ được đồng tiền không bị mất giá”, ông Khương nói.

[ad_2]