[ad_1]

Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nhưng cũng là “lằn ranh đỏ” cảnh báo cho những doanh nghiệp và các cá nhân không có nghề, trái nghề mà nhảy vào làm bất động sản du lịch…

Ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc VNGroup Ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc VNGroup

 Tại buổi đối thoại chuyên đề “Nhận diện xu hướng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong bối cảnh mới” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam– VnEconomy– Vietnam Economic Times tổ chức ngày 15/11, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc VNGroup đã phân tích về những tác động của dịch bệnh đối với thị trường bất động sản du lịch nói chung và đối với doanh nghiệp và các cá nhân nói riêng.

XU HƯỚNG DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ TÁI TẠO SỨC KHỎE

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng như tâm lý khách hàng. Các cách thức trải nghiệm du lịch của du khách cũng có những thay đổi đáng kể trong thời gian qua.

Qua thực tế nghiên cứu về thị trường, ông Vũ Văn Thành khẳng định, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, an ninh, vị trí địa lý của Việt Nam, sản phẩm bất động sản du lịch chắc chắn sẽ là một dòng sản phẩm giàu tiềm năng, có tính thời đại, phù hợp và bền vững.

 
Nếu như trước kia, du khách hướng đến du lịch mang tính nghỉ ngơi như  ăn uống, tắm biển, team building và giải trí thì trong khoảng 2 năm gần đây, các chủ đầu tư dự án đã hướng đến du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa bản địa, chăm sóc và tái tạo sức khỏe…

Xã hội ngày càng văn minh, thu nhập của người dân ngày càng cao, chắc chắn sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì lượng người mong muốn được đi du lịch sẽ rất lớn. Dịch bệnh đã làm thay đổi nhiều thứ và cũng buộc các chủ đầu tư cần thay đổi chiến lược của mình cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nếu như trước đây, việc đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu cá nhân  thì nay là để tái tạo sức khỏe và gắn kết gia đình, đồng nghiệp…

Thị trường du lịch đối với Việt Nam còn mới nên cách hiểu, hưởng thụ cho kỳ nghỉ và chuẩn bị cho mình một chuyến du lịch không phải ai cũng nắm rõ, đa phần mang nặng tính hình thức bên ngoài. Điều này thể hiện rõ trong phong thái và cách đi du lịch của người nước ngoài, đặc biệt người châu Âu rất khác so với người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, từ cách ăn mặc, chuẩn bị hành lý khi đi cũng như chọn địa điểm nghỉ dưỡng…

“Với những người có kinh nghiệm và hiểu về du lịch thường chọn những nơi có nhiều di tích lịch sử, cảnh quan yên bình, có hệ thực vật còn hoang sơ. Vì mục đích du lịch với họ là làm giàu vốn kiến thức lịch sử văn hoá bên trong và tái tạo sức khoẻ bên ngoài. Khi một chuyến du lịch kết thúc sẽ có nhiều giá trị trong đó. Đây cũng là xu hướng mà các chủ đầu tư hướng đến sau đại dịch”, Tổng giám đốc VNGroup nói.

Đưa ra nhận định về các mô hình dự án sẽ có tiềm năng phát triển trong tương lai, ông Thành minh chứng bằng dự án Hoian d’Or do liên doanh giữa Vngroup và BCGLand đang phát triển, gồm bất động sản nghỉ dưỡng, văn hóa và chăm sóc sức khỏe. Nằm kề phố cổ Hội An – thành phố của văn hoá và di sản, Hoian d’Or thừa hưởng các tiềm năng có sẵn ở phố cổ với hơn 6 triệu khách hàng năm, trong đó có hơn 63% là du khách quốc tế. Khi bắt tay vào lập quy hoạch, dự án đã đặt ra hướng đi tạo sự khác biệt, hướng đến giá trị bền vững cho cả chủ đầu tư và khách hàng…

CẦN TẠO RA DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH BỀN VỮNG

Làm bất động sản nghỉ dưỡng, ngoài tiềm lực tài chính, nhà đầu tư phải hiểu về xu hướng và sản phẩm. Nếu không, chúng ta sẽ cho ra lò các sản phẩm không phù hợp. Vị Tổng giám đốc VNGroup nhấn mạnh điều này và cho rằng, với điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế núi, sông, biển; có khí hậu 4 mùa, dân số trẻ và giao thông thuận tiện…, Việt Nam cần phải tận dụng các tiềm năng này để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút đầu tư. Chúng ta phải khôn ngoan lấy sản phẩm du lịch làm bàn đạp để mời gọi các chuyên gia, tầng lớp trí thức đến sinh sống làm việc tại Việt Nam.

Về tiểm năng bất động sản du lịch, so sánh trong khu vực, từ số lượng dự án đến các căn hộ nghỉ dưỡng, khách sạn…, ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 35% Thái Lan. Do đó, ông Thành cho rằng, chúng ta phải tận dụng những điều kiện lợi thế của Việt Nam để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng và coi đây là dòng bất động sản đa giá trị, mang lại giá trị cho cả đất nước, doanh nghiệp và khách hàng.

 
Nếu trong 2 năm qua không có đại dịch thì chắc chắn các thành phố du lịch sẽ mọc lên rất nhiều tòa khách sạn không theo một tiêu chuẩn, quy chuẩn nào. Họ làm sản phẩm để thoả mãn nhu cầu cá nhân hơn nhu cầu của khách hàng.  Điều này sẽ dẫn đến sự bội cung rất lớn cho thị trường. Các nhà đầu tư phải hiểu du lịch, hiểu bản chất để tạo ra một dự án bất động sản du lịch bền vững. 

Trước những nhận định về các xu hướng phát triển dự án bất động sản du lịch hiện nay, lãnh đạo VNGroup cho rằng, việc phát triển dự án lên vùng núi cũng rất tốt vì mỗi vùng đất có điều kiện tự nhiên khác nhau, cho du khách những cảm xúc trải nghiệm khác nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống con người.

Tuy nhiên, liên quan đến việc đầu tư dự án lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Khi đầu tư dự án ở miền núi, có những khó khăn về đầu tư như giao thông, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, lao động có trình độ… Và với các mô hình kinh doanh như Homestay, Villa…, nếu đặt dưới góc độ kinh doanh và dự toán sẽ rất khó mang lại hiệu quả cao, hơn nữa luôn tiềm ẩn rủi ro.

Giai đoạn dịch bệnh vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nhưng cũng là “lằn ranh đỏ” cảnh báo cho những cá nhân, doanh nghiệp tay ngang không có nghề mà đi làm bất động sản du lịch, hạn chế bội cung sản phẩm. Hầu hết các nhà đầu tư không chuyên nghiệp trước khi đầu tư thường không nghiên cứu về sản phẩm, thị trường cũng như đối tượng khách hàng hướng đến là ai… nên đa phần làm xong dự án bị mắc cạn không thể vận hành hoặc nếu vận hành thì cũng lỗ và lại rao bán.

Theo Tổng giám đốc VNGroup, dịch bệnh đã gây thiệt hại rất lớn cho các dự án bất động sản du lịch và người làm du lịch nhưng cũng chặn đứng ý nghĩ của một số doanh nghiệp tay ngang nhảy vào đầu tư bất động sản nghĩ dưỡng.

“Nếu trong 2 năm vừa qua không có đại dịch thì chắc chắn các thành phố du lịch sẽ mọc lên rất nhiều tòa khách sạn không theo một tiêu chuẩn, quy chuẩn nào. Họ làm sản phẩm để thoả mãn nhu cầu cá nhân hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến sự bội cung rất lớn cho thị trường. Các nhà đầu tư phải hiểu du lịch, hiểu bản chất để tạo ra một dự án bất động sản du lịch bền vững. Đây là một câu chuyện rất dài”, ông Thành kết lại.

[ad_2]