[ad_1]

Dữ liệu kinh tế quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm đã tiến sát mốc 117 nghìn doanh nghiệp và cũng là lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 nghìn doanh nghiệp…

Tình hình doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động có nhiều khởi sắc. Tình hình doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động có nhiều khởi sắc.

Theo Tổng cục Thống kê, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp (116,9 nghìn doanh nghiệp), tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

DOANH NGHIỆP MỚI ĐẠT MỨC KỶ LỤC

Đáng chú ý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 là 76,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,2 lần so với mức trung bình giai đoạn 2017-2021 (trên 64 nghìn doanh nghiệp).

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm vượt mốc 70 nghìn doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn 2017-2021.

Mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhưng vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm lại giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 (11,6 tỷ đồng). Tuy vậy, sự thiếu hụt này đã được bù đắp nếu tính cả 1.847,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 27 nghìn lượt doanh nghiệp tăng vốn. Theo đó, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước.

Lần đầu vượt ngưỡng 100 nghìn, số doanh nghiệp gia nhập và hoạt động trở lại 6 tháng đầu năm tăng mạnh - Ảnh 1

Bên cạnh đó, còn có gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 116,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.

“Những con số trên đã phần nào cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau hai năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát”, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ Phó Vụ Thống kê Công nghiệp – Xây dựng (Tổng cục Thống kê) nhận định.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 50,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; và 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%.

VẪN ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU KHÓ KHĂN

Mặc dù tình hình doanh nghiệp có nhiều khởi sắc nhưng theo bà Phí Thị Hương Nga, những khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt vẫn vô cùng lớn.

Đó là giá xăng, dầu tăng cao và nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm làm cho sản xuất bị gián đoạn; lưu thông hàng hóa ở một số thị trường bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt một số mặt hàng như thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế và thiết bị công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tác động lan truyền làm tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chịu tác động lớn do dịch bệnh Covid-19, luôn trong tình trạng vừa tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vừa sản xuất kinh doanh, vừa tìm kiếm thị trường mới…

Lần đầu vượt ngưỡng 100 nghìn, số doanh nghiệp gia nhập và hoạt động trở lại 6 tháng đầu năm tăng mạnh - Ảnh 2

Vì vậy, bà Phí Thị Hương Nga cho rằng cần phải có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất.

“Theo đó, phải nhanh chóng có biện pháp bình ổn giá xăng dầu vì đây là nguyên vật liệu đầu vào của các ngành sản xuất”, đại diện Tổng cục Thống kê đề xuất.

Cùng với đó, bà Tổng cục Thống kê cũng cho rằng phải đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu.

Có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của nhà nước. 

Bên cạnh đó, cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế” theo Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ kịp thời và hiệu quả.

 

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 2/2022 cho thấy có 42,1% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý 1/2022; 36,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý 3/2022, có 49,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý 2/2022; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lạc quan nhất với 85,5% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 3/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý 2/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 84,3% và 82,4%.

#box1656478595012{background-color:#9bc09e}

Nguồn: https://vneconomy.vn/lan-dau-vuot-nguong-100-nghin-so-doanh-nghiep-gia-nhap-va-hoat-dong-tro-lai-6-thang-dau-nam-tang-manh.htm

[ad_2]