[ad_1]

“Làm dâu ngày đầu” là câu chuyện ngắn ý nghĩa, là bài học cho những người phụ nữ đã và đang sắp phải làm dâu, hãy yêu mình sau đó đã yêu người.

Câu chuyện “Làm dâu ngày đầu”

Sáng mai vợ chồng con trai phải ra sân bay chuyến sớm nhất để đi hưởng tuần trăng mật, mà mẹ chồng vẫn cho người gọi con dâu mới – là cô, sang phòng bên nói chuyện. Cô đưa mắt nhìn chồng, mới làm dâu ngày đầu mà mẹ anh đã vội uốn nắn răn dạy hay sao?

“Sang đi, ở nhà này ý mẹ là ý trời mà!” – Anh nói kèm cái nheo mắt.

Thế là cô thay bộ quần áo dài tay, buộc gọn mái tóc rồi sang phòng mẹ.

“Con ngồi đây!” – Mẹ chồng vỗ vỗ lên giường, rồi nhoài người xoay quạt về chỗ dành cho cô, nói: “Tóc còn chưa khô mà đã túm hết lên thế, thả xuống hong cho khô kẻo đau đầu nấm tóc bây giờ!”.

Cô cứ thế làm theo, cảm giác vừa sợ vừa nể mẹ chồng. Hồi anh đưa cô về nhà ra mắt, mẹ chỉ hỏi cô mấy câu rồi ráo hoảnh nói: “Hai đứa cứ tìm hiểu đi, xét thấy đủ yêu, đủ cần hẵng cưới. Hai đứa tự lo cưới, thiếu tiền mẹ cho vay”. Bà thẳng thắn như một bà bác bề trên chứ chẳng phải mẹ chồng tương lai đang nói chuyện trăm năm của con mình.

“Mẹ không phân biệt con dâu con gái, mẹ nói chuyện với tư cách những người phụ nữ với con. Đừng trách mẹ vội vàng khi còn mới về làm dâu ngày đầu mẹ đã gọi sang nói chuyện, vì sau khi hai đứa đi du lịch về có một số chuyện sợ rằng muộn mất”, mẹ cất giọng nói.

Lam-dau-ngay-dau-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-1

Cô há hốc miệng ngạc nhiên khi bà đột nhiên khoe mình có 16 cây vàng và hai nghìn đô, còn là tiền riêng không ai biết.

“Là mẹ giấu riêng được đấy! Mẹ giấu kỹ lắm, không ai biết đâu!”- Bà vui vẻ nói.

Mẹ chồng cũng nói luôn, đó là tiền riêng của bà, bà ghét dùng từ “quỹ đen” vì đen hay đỏ là do người sử dụng mà thôi. Rồi bà khuyên cô cũng nên có quỹ riêng cho mình.

Mẹ nói: “Này nhé, mớ rau mười nghìn, hôm ấy bà bán rau vội về sớm nên bán tám nghìn, thì hai nghìn ấy mình được phép bỏ vào quỹ riêng. Làm thế chẳng ảnh hưởng đến ai, vẫn cơm dẻo canh ngọt đủ dưỡng chất. Hôm nào ông ấy và chúng nó đi ăn ngoài thì mẹ bỏ vào quỹ riêng một khoản gọi là “đền bù”. Ông ấy và chúng nó được đi ra ngoài ăn sơn hào hải vị, bỏ mẹ ở nhà lủi thủi một mình nên mẹ cũng phải được bồi thường gì đó chứ, đúng không?”

Rồi mẹ lại kể tiếp: “Hồi xây cái nhà này nè, mẹ có 6 cây rưỡi vàng, mẹ đưa cho bố nói là của bà ngoại với mấy dì cho vay, khi nào có thì trả. Thế là bố gom góp mãi cũng trả đủ với tiền lãi là một bữa ăn nhà hàng”.

Quảng cáo

Cô nhìn mẹ chồng, bà còn khá trẻ so với tuổi 56. Sống trong gia đình có ông chồng chiều vợ hết mực, hai anh con trai yêu mẹ, đi làm về là tìm mẹ đầu tiên, rồi ôm hôn đùa giỡn, có chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng níu áo mẹ kể,… Cô nghĩ đó là lý do khiến bà trẻ trung hơn tuổi thật rất nhiều.

“Phụ nữ ấy mà, điều cần nhất là phải độc lập về cả kinh tế lẫn tinh thần, tình cảm. Yêu chồng con là chuyện đương nhiên, chiều chuộng bản thân là việc nên làm, nhưng có mức độ thôi, không yêu chiều mù quáng. Muốn yêu ai thì yêu nhưng bản thân mình cứ phải yêu trước đã, yêu say đắm vào. Mình không yêu mình thì còn trông mong ai yêu nữa?

Con quên việc hy sinh đi, thay vì đi làm về cắm đầu vào bếp cơm nước thì nên huấn luyện chồng con cùng vào. Khi ăn trên bàn có đủ gia đình, khi ngủ trên giường có mẹ cha con cái thì tại sao khi làm lại chỉ có mình mình? Mình cũng là thịt da xương máu mà!

Nói thì khó nghe nhưng cái gì cũng có qua có lại, anh yêu tôi thì phải phát tín hiệu, có thế tôi mới yêu lại anh. Anh chăm tôi thì tôi chăm lại, chẳng ai dại dột lại đi yêu người không yêu mình. Hết yêu thì xong phim, giải tán cho sớm chợ” – Mẹ nhìn tôi nói với giọng chân thành.

Lam-dau-ngay-dau-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-2

Rồi mẹ lại nói tiếp: “Chưa hết, phụ nữ thì nên có quỹ riêng, nếu có mười thì mình nói bảy thôi, ba phần ấy mình dùng để thưởng cho bản thân thỏi son, chai nước hoa, cái váy,… hoặc khi cha mẹ già yếu, em út khó khăn thì mình có thể giúp đỡ mà không cần nhờ vả vào ai. Những chuyến du lịch thì cần lên kế hoạch chi tiêu ngần nào, định mua những gì, bao nhiêu và mang theo phòng hờ thêm hai mươi phần trăm số kế hoạch là đủ”.

Nghe mẹ chồng nói, dâu mới như cô cứ mồm chữ A mắt chữ O. Công nhận mẹ chồng suy nghĩ rất thoáng và thẳng. Hẳn là ngày xưa bố chồng phải mất nhiều công sức lắm mới tán đổ được mẹ đấy.

Thế rồi cô ra về với hai vây vàng…làm vốn. Mẹ chồng còn dặn cô: “Cất cho kỹ, cần mua sắm gì thì mua, chăm về thăm bố mẹ cho anh chị bên nhà khỏi tủi. Mình đi lấy chồng không nâng giấc hàng ngày được thì mỗi lần về phải chăm chút kỹ càng”.

Cô nghe xong mà lòng nghèn nghẹn. Mẹ chồng đang nói chuyện với cô với tư cách là con gái là dâu, bà quên mất bản thân là một người mẹ chồng, lại là mẹ chồng mới cần phải ra oai thị uy với con dâu.

Bà vỗ vỗ lưng cô nói: “Trước khi làm mẹ chồng, mẹ cũng từng làm dâu, trước khi làm dâu mẹ là con gái của cha mẹ mẹ, cũng được nâng niu chăm bẵm nên mẹ hiểu. Con hiểu được những điều mẹ nói thì cuộc sống sau này sẽ dễ chịu và thanh thản hơn”.

Ra khỏi phòng mẹ chồng cô còn ngoái đầu nhìn lại, thấy bồ chồng đang đi tới với ly sữa kèm nụ cười tươi: “Mẹ con truyền bí kíp rồi chứ hả? Về nghỉ đi, mai còn dậy sớm”.

Cô bật cười, cứ thế bao nhiêu căng thẳng của ngày đầu làm dâu đều bay đi hết. Bí kíp của mẹ nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình sau đó đến yêu người, lo cho mình sao thì lo cho người vậy. Thảo nào không khí trong nhà lúc nào cũng có vị ngọt và tiếng cười, thảo nào mẹ chồng cứ trẻ lâu như thế!

Xem thêm: Người chồng nhặt – Câu chuyện xúc động về những phận đời gần cuối đáy

[ad_2]