[ad_1]

IDJ vừa kiến nghị tỉnh Bình Thuận duyệt ĐTM điều chỉnh của Khu nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham do vướng khoáng sản titan. Bên cạnh đó, dự án này cũng gặp khó khăn trong việc xin cấp phép thi công Cầu vượt bộ hành băng qua đường ĐT.716 và Cảnh quan phía biển.

Khu nghỉ dưỡng tại Bình Thuận của IDJ gặp khó do vướng mỏ khoáng sản

Dự án Apec Mandala Wyndham của IDJ. (Ảnh: Ricons).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo tỉnh vừa có buổi làm việc để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam – thành viên Tập đoàn Apec Group đã kiến nghị tỉnh xem xét, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) điều chỉnh của Dự án Khu nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham (đường Xuân Thủy, phường Mũi Né, TP Phan Thiết) do vướng khoáng sản Titan.

Bên cạnh đó, Apec Mandala Wyndham cũng gặp khó khăn trong việc xin cấp phép thi công Cầu vượt bộ hành băng qua đường ĐT.716 và Cảnh quan phía biển do vướng Luật Tài nguyên Môi trường, Biển và Hải đảo.

Do đó, công ty kiến nghị tỉnh xem xét và đồng ý cấp phép các hạng mục để dự án sớm được triển khai thi công nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách tới Bình Thuận du lịch, nghỉ dưỡng và làm mẫu điển hình cho các dự án lân cận, khu vực ven biển từ Suối Nước tới Hòa Thắng.

Đối với các kiến nghị của IDJ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát lại các cơ sở pháp lý, chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về phê duyệt ĐTM điều chỉnh và thi công Cầu vượt bộ hành cho dự án Apec Mandala Wyndham.

Apec Mandala Wyndham là tổ hợp khách sạn 5 sao với quy mô 4,5 ha, gồm 4 toà nhà cao 27 tầng với 2.912 căn hộ khách sạn. Dự án có tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, nằm trên ĐT.716, xã Hoà Thắng, TP Phan Thiết. 

Theo tìm hiểu của người viết, TP Phan Thiết nằm tiếp giáp huyện Bắc Bình ở phía bắc, một địa phuơng tập trung nhiều mỏ khoáng sản của Bình Thuận.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 30/8/2021, trên địa bàn huyện Bắc Bình có 32 dự án du lịch được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Qua rà soát, có 8 dự án đã tác động triển khai xây dựng nhưng tiến độ rất chậm và 24 dự án chưa triển khai. 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, về nguyên nhân khách quan, khu vực này trước đây vướng khai thác cát đen do đó nhà đầu tư du lịch phải tạm dừng. Ngoài khu vực khai thác thì phần lớn các dự án đều nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan quốc gia theo Quyết định số 645 của Thủ tướng Chính phủ. 

Trong buổi talkshow trực tuyến “Bình Thuận – Tiềm năng và Thách thức” diễn ra vào tháng 9/2021, Ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh của Hải Phát Invest cho biết, khu vực phía bắc Bình Thuận mặc dù thuận lợi về quy hoạch, nhưng đây cũng là nơi tập trung nhiều mỏ titan lớn của tỉnh, được quản lý bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT).

Khi các chủ đầu tư xin đất làm dự án, ngoài việc được Bộ Xây dựng phê duyệt còn phải có giấy phép cấp trữ lượng titan sang giai đoạn tích lũy dài hạn (ngoài 100 năm) do Bộ TNMT xác nhận, phức tạp hơn khá nhiều.

[ad_2]

Nguồn: https://vietnammoi.vn/khu-nghi-duong-tai-binh-thuan-cua-idj-gap-kho-do-vuong-mo-khoang-san-20234516028915.htm