[ad_1]

Khi học trò Tử Cống hỏi về cách trị quốc, Đức Khổng Tử nói: “Đủ lương thực, đủ binh lính, được dân tin”. Tử Cống nói: “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong ba thứ đó, bỏ thứ nào trước?” Đáp: “Bỏ binh lính”. (Ảnh: Tài sản công)
Khi học trò Tử Cống hỏi về cách trị quốc, Đức Khổng Tử nói: “Đủ lương thực, đủ binh lính, được dân tin”. Tử Cống nói: “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong ba thứ đó, bỏ thứ nào trước?” Đáp: “Bỏ binh lính”. (Ảnh: Tài sản công)

Có lần Quý Khang Tử hỏi Khổng Tử: “Giết kẻ vô đạo để cho dân có đạo đức, như vậy có nên không?” Ông đáp: “Làm chính trị, cần gì phải dùng đến giết người? Thích làm điều thiện thì dân sẽ hoá thiện” (Luận ngữ – Nhan Uyên).

Khi học trò Tử Cống hỏi về cách trị quốc, Đức Khổng Tử nói: “Đủ lương thực, đủ binh lính, được dân tin”. Tử Cống nói: “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong ba thứ đó, bỏ thứ nào trước?” Đáp: “Bỏ binh lính”.

Khổng Tử cả đời muốn canh cải việc chính trị thiết lập một xã hội ổn định, tuy nhiên không phải bằng cách dụng binh. Cho nên khi phải lựa chọn ông chọn bỏ binh lính trước hết. Đối với cổ nhân, việc dụng binh là vô cùng thận trọng.

Mạnh Tử từng kết tội hạng bầy tôi không hướng dẫn vua chúa bằng nhân nghĩa, chỉ lo luyện tập binh mã để chiến thắng nước khác, cho họ không phải là lương thần mà là kẻ thù của dân, không phải là giúp vua mà là giúp kẻ tàn bạo như Kiệt, Trụ.

Nhà Nho trọng nhân nghĩa cho nên ghét chiến tranh, khinh vũ lực. Tuy nhiên, Nho giáo vẫn nhận có hai trường hợp phải dùng binh lực: một là để chống với kẻ xâm lăng mình; hai là để vì nhân dân mà diệt vua tàn bạo.

Nhưng cả trong trường hợp thứ nhất, trường hợp tự vệ, chiến tranh cũng là bất đắc dĩ: một vị nhân quân không vui lòng khi bắt dân phải chết cho đất đai vì đất đai đâu quý bằng nhân mạng.

Chu Phụ Yển khi dâng sớ viết rằng: “Phẫn nộ là những việc làm trái với nhân đức, binh khí là những thức không tốt lành, tranh đoạt là hành vi thấp hèn, bởi vậy bậc minh chủ vô cùng thận trọng đối với việc này và không dễ dàng tuyên chiến. Trong các quân chủ ra sức để chiến thắng bằng việc bất chấp tất cả mà phát động chiến tranh, không ai mà không hối hận” (Hán Thư).

Bởi vậy bậc quân tử tôn sùng việc lấy đạo đức để thu phục người lấy đạo để giáo hóa người tuyệt đối không tùy diện đi phát động chiến tranh.

Chân dung Khổng Tử, năm 1770. (Ảnh: Bộ sưu tập Granger, New York đăng trên wikipedia)
Chân dung Khổng Tử, năm 1770. (Ảnh: Bộ sưu tập Granger, New York đăng trên wikipedia)

Việc xuất binh phải phù hợp với chính nghĩa

Trong trường hợp đối diện với họa xâm lăng, việc dụng binh phải cân nhắc ở chính nghĩa.

Cuốn Hán Thư viết 5 tình huống phải dụng binh: “Dẹp yên phản loạn, trừng trị quân chủ tàn bạo đây được gọi là nghĩa quân, dụng binh kiên định với chính nghĩa tất có thể xưng vương. Khi quân địch tấn công phía ta bất đắc dĩ mà phải đứng lên chặn địch đây được gọi là đội quân phản lực, bởi có tinh thần bảo vệ nước nhà tất có thể chiến thắng.

Nếu chỉ vì việc nhỏ mà tranh đấu hiếu thắng, không kiềm chế được sự phẫn nộ đây được gọi là phẫn quân, bởi do phẫn nộ mà mất đi lý trí, tất sẽ thua trận, thèm muốn đất đai, tài sản của nhân dân, đây được gọi là tham quân, chỉ có sự tham lam mà không có lương tâm tất sẽ tan hoang, ỷ vào thế nước lớn mạnh, huênh hoang dân số đông đảo, muốn tỏ vẻ oai phong trước kẻ địch, đấy được gọi là đội quân cao ngạo bởi do kiêu ngạo tự mãn mà khinh địch, tất sẽ bị tiêu diệt. Năm tình huống này không chỉ là nhân tình thế sự mà còn là quy luật của đạo trời” (Hán thư – tập 7).

Chu Vũ Vương từng nói: Khi hai quân đội đối đầu trong một cuộc chiến, nếu ngang sức ngang tài hãy so sánh đức hạnh của họ, nếu đức hạnh tương đương hãy tìm hiểu việc xuất binh có phù hợp với chính nghĩa hay không, tức bên có đức sẽ thắng và bên chính nghĩa sẽ mạnh (Cuốn 2 Thượng Thư).

Lại nói: “Quan sát từ cổ chí kim kẻ dụng binh mà thất bại thực ra không phải thất bại ngay trong ngày đánh trống xung trận mà do lòng dân ly tán và hành vi thường ngày đều biểu hiện điềm báo của việc thất bại. Còn người dụng binh mà chiến thắng thực ra không phải chiến thắng ngay trong trong ngày cuộc chiến diễn ra mà do có được lòng dân và hành vi thường ngày đều biểu hiện dấu hiệu của sự chiến thắng” (Chính Yếu Luận).

Tướng soái phải cùng vào sinh ra tử với binh sĩ

Nếu phải xảy ra việc chiến sự thì: “Thân là một vị tướng soái nhất định phải đồng cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử với binh sĩ thì mới có thể tác chiến với kẻ thù. Trước đây có một vị tướng tài khi xuất binh ra trận, có người tặng ông một bình rượu ngon, ông liền sai người đem rượu đổ xuống dòng sông và cùng uống với toàn thể binh sĩ.

Một bình rượu ngon tuy không thể khiến cả dòng sông đều có hương vị của rượu nhưng ba quân tướng sĩ từ đây mà nguyện hy sinh cả tính mạng, đây cũng là do tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng soái đã thấm nhuần đến bản thân họ rồi” (Tam lược).

Cổ nhân cũng cho rằng: Đất nước dẫu mạnh nhưng hiếu chiến tất sẽ bị diệt vong, thiên hạ dầu có thái bình nhưng lơ là trực chiến tất sẽ lâm nguy (Hán Thư – tập 8).

Dùng sức mạnh thì người không tâm phục

Theo Binh Pháp Tôn Tử – một trong những nhà chiến thuật và phân tích quân sự giỏi nhất trong lịch sử, những lời dạy và chiến lược của ông đã hình thành nên nền tảng của huấn luyện quân sự tiên tiến trong nhiều thế kỷ, thì: bách chiến bách thắng cũng chưa thể xem là tài trí nhất, không giao chiến mà khiến quân địch phải hàng phục mới là tài trí nhất trong những người tài trí.

Khổng Tử suốt đời chuyên tâm về việc chính trị lại chọn bỏ binh lính trước hết, là bởi ông theo tư tưởng chinh phục các nước khác bằng đạo đức, nhân nghĩa, khiến người ta phục mà theo về.

Ngài nói: “Kẻ lấy sức mạnh mà bắt người ta phục mình thì người ta không tâm phục, sức mạnh không đủ; lấy đức mà làm người ta phục mình thì lòng người ta vui mà thành thực phục” (Công Tôn Sửu – thượng).

Chuyện kể rằng, Hồi Quý Thị, cai trị nước Lỗ, muốn đánh nước Xuyên Du, một phụ dung (quốc gia phụ thuộc) của Lỗ, Nhiễm Hữu và Quý Lộ vào yết kiến Khổng Tử. Nhiễm Hữu nói:

Nước Xuyên Du đất hiểm mà gần nước Phí, nay không chiếm nó thì đời sau hại cho con cháu nó”.

Khổng Tử nhân đó liền mắng:

Anh Cầu! (tức Nhiễm Hữu). Ta đây nghe rằng người giữ được nước được nhà không lo vì ít người mà lo người đông mà xử trí không công bằng; chẳng lo của thiếu mà lo không yên ổn. Bởi vì nếu xử trí công bằng thì không đến nỗi thiếu, hoà hợp thì không lo gì người ít, dân được yên vui thì không lo gì nghiêng đổ.

Đã được vậy rồi, mà người phương xa không phục, thì phải trau dồi văn đức để họ theo mình rồi an ủi họ. Nay anh Do và anh Cầu giúp thầy các anh, người phương xa không phục mà không sửa văn đức cho họ tới mình, trong nước chia rẽ mà chẳng giữ gìn được, mà lại tính việc binh đao ở trong nước, ta sợ tai họa của nhà Quý Tôn không do nước Xuyên Du mà ở ngay bức vách nhà trong đấy”.

Bức tranh Khổng Tử thánh tích đồ của Vi Khuông. (Ảnh: Tài sản công)
Bức tranh Khổng Tử thánh tích đồ của Vi Khuông. (Ảnh: Tài sản công)

Đối với các dân tộc chung quanh, Nho giáo chê là không văn minh, nhưng không có ý diệt họ để khuếch trương lãnh thổ mà có ý thương hại, muốn khai hoá họ.

Chinh phục nước khác bằng đạo đức và văn hoá

Vì muốn lấy đức mà phục các dân tộc, cho nên Nho giáo đối với họ khoan hồng, nhũn nhặn: “Đưa kẻ đi, đón người đến, khen người thiện mà thương kẻ yếu, kém, là để vỗ về phương xa; dòng vua nào tuyệt thì tìm người để nối, nước nào đã suy đổ thì phục hưng lại; trị loạn, giúp nguy, việc triều sinh phải tuỳ lúc tiện lợi cho người, bắt người ta triều cống ít mà tặng lại người ta nhiều; như vậy để chư hầu có lòng yêu nhớ mình” (Trung Dung).

Chính sách chinh phục nước khác bằng đạo đức và văn hoá đó, mặc dầu không được luôn luôn theo đúng, cũng chỉ ra được phần nào tại sao dân tộc Trung Hoa, thời Nghiêu, Thuấn chỉ chiếm một khu nhỏ hẹp trên lưu vực Hoàng Hà mà rồi lãnh thổ mỗi ngày một lan dần ra, tới đời Thanh, thành một nước lớn nhất thế giới. Họ đồng hoá được những dân tộc mà họ chinh phục, họ đồng hoá được cả những dân tộc thắng họ, như Kim, Nguyên, Thanh.

Cách cư xử đó là cách của vua Thang đối với vua Cát. “Vua Thang ở đất Bạc, nước láng giềng là Cát. Cát bá bỏ bê việc tế tự. Vua Thang sai sứ sang hỏi tại sao. Cát bá đáp: “Vì không có súc vật để cúng”. Vua Thang sai người đem bò dê qua. Cát bá mổ thịt ăn, mà không cúng. Vua Thang lại sai người qua hỏi tại sao không cúng. Đáp: “Không có xôi để cúng”. Vua Thang sai dân sang cầy cấy cho Cát bá để Cát bá có xôi mà cúng. Sau Cát bá xúi dân cướp bóc những người sang cầy cấy giúp mình, nên vua Thang mới bất đắc dĩ diệt Cát bá” (Mạnh Tử – Đằng Văn Công, hạ).

Nho giáo không bác hẳn chính sách đế chế, nhưng đế chế Nho giáo khác đế chế La Mã. La Mã chinh phục đế chế bằng võ lực, rồi cai trị bằng võ lực. Nho giáo trái lại, lấy đạo đức làm phương tiện, và lấy sự giáo hoá thế giới làm mục đích.

Chính vì thế mà khi Trung Cộng lên nắm quyền, đã ra sức phá hủy di sản của Khổng Tử và Nho giáo, dựng lên một đế chế lấy bạo lực và giết chóc làm nền tảng, khiến 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết chết thông qua vô số các cuộc thanh trừng, cách mạng văn hóa, thảm sát Thiên An Môn, Tây Tạng… Đỉnh điểm là cuộc đàn áp hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công, với tội ác mổ cướp nội tạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử độc tài.

——

Xét lịch sử từ cổ chí kim, tất cả các bậc quân vương anh minh đều là những người lo cho thiên hạ thái bình, lòng dân ưng thuận mà hạn chế hết mức cảnh máu chảy đầu rơi.

Nay thế giới phút chốc rơi vào cảnh binh đao khói lửa, người dân vô tội chịu cảnh bom đạn, ly tan, chỉ vì tranh giành đất đai mà bất chấp lòng dân không phục.

Mạnh Tử nói: “Vì tranh đất đai mà gây chiến, làm cho dân chết thì không khác gì cho đất ăn thịt dân, tội đó không tha chết được”. Nên quả quyết rằng: “Kẻ nào giỏi gây chiến thì phải chịu cái tội nặng nhất”.

Nguyệt Hòa
Theo ETV

Xem thêm

[ad_2]