[ad_1]
Không làm thái quá 4 điều này có thể giúp con người tránh bớt tai họa. Bởi chuyện gì xảy ra cũng có căn nguyên của nó, hiểu được vấn đề sẽ giúp bạn giải quyết và tránh xa nguồn cơn của tai họa.
Không làm thái quá 4 điều: Đừng nói đến hết lời
Người xưa có câu: “Suy nghĩ 7 lần trước khi nói”, bởi vì sức mạnh của lời nói rất lớn, nó không chỉ khiến người khác bị tổn thương mà còn có thể rước họa về cho bản thân. Do đó, bạn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi nói. Dù có muốn nó gì đi chăng nữa cũng phải nhớ chừa lại cho bản thân một đường lui, đừng bao giờ nói hết hết lời.
Không làm thái quá 4 điều: Đừng hành sự đến tột cùng
Có một ngôi chùa nọ hương hỏa hưng thịnh quanh năm. Vì thế mà đã khiến rất nhiều kẻ trộm tiền nhang đèn tìm đến. Dù biết có trộm ghé đến mỗi đêm nhưng trụ trì ngôi chùa chẳng những không canh phòng cẩn thận hơn mà còn mở khóa, tháo then cài cửa giúp cho kẻ trộm dễ dàng trốn thoát. Khi được hỏi lý do làm vậy vị sư trụ trì ôn tồn nói: “Một người phải đi trộm rất có thể họ đang gặp khó khăn nên mới đưa ra hạ sách này”
Lời nói này của sư trụ trì truyền đến tại kẻ trộm, từ đó ngôi chùa lại trở về vẻ bình yên vốn có của mình. Số tiền bị trộm khi xưa cũng được trả lại không thiếu đồng nào.
Cuộc đời mỗi người đều có sự biến động, có thể hôm nay mọi sự đều thuận lợi nhưng biết đâu ngày mai lại phải đối diện với khổ nạn khốn cùng. Do vậy, nếu chúng ta có thể tha thứ thì hãy tha thứ. Việc này cũng chính là mở cho bản thân một đường lui, tạo được phúc báo cho mình.
Trong đối nhân xử thế, không làm thái quá cũng đừng hành xử đến tuyệt đường, hãy chừa lại cho mỗi người một đường lui cũng chính là lưu lại cho mình một con đường sống.
Không làm thái quá 4 điều: Đừng lấp đầy dục vọng
Tiểu Lộ 26 tuổi, người Hàng Châu là một tiểu thư giàu có đích thực trong mắt bạn bè. Mỗi khi nhìn thấy món đồ mình yêu thích dù rất đắt tiền cũng không suy nghĩ mà mua ngay. Thậm chí, cô từng bỏ ra 720 nghìn tệ để đến Thượng Hải làm phẫu thuật thẩm mỹ và chi 2 triệu tệ cho viện thẩm mỹ để chăm sóc sắc đẹp bản thân. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên đi du lịch ở khắp nơi trên thế giới.
Ngày trước, cô là nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Hàng năm, lương của cô là 20 nghìn tệ nhưng số tiền nào với cô là quá ít. Thậm chí, còn không đủ để cô chi tiêu hằng ngày vì thế cô đã quyết định đi vay mượn bạn bè để có thể tiêu tiền một cách thoải mái và phung phí.
Cuối cùng, Tiết Lộ bị kiện vì không thể trả nổi các khoản nợ của mình. Qua kiểm kê, cảnh sát phát hiện các khoảng nợ của cô lên đến 300 triệu tệ.
Vì dục vọng của bản thân mà Tiểu Lộ đã hủy đi tương lai của chính mình.
Cố nhân từng nói: “Dục vọng lớn bao nhiêu, đường đời ngắn bấy nhiêu”, quả thực chưa bao giờ sai. Sống mà không biết đủ thì đến cuối cùng chẳng đạt được thứ gì. Người không biết cách kiềm chế dục vọng của bản thân ắt sẽ gặp tai họa. Tham lam chính là con đường đi thẳng xuống vực thẳm. Người có thể học được cách kiềm chế có thể hưởng an nhiên, tự tại cả đời.
Không làm thái quá 4 điều: Tâm không thể tự mãn
Sau khi thành công trong sự nghiệp binh đao, Phạm Lãi đã chọn cuộc sống ẩn cư nơi núi rừng bởi vì ông hiểu rõ Câu Tiễn là người chỉ có thể chung hoạn nạn chứ không thể hưởng chung phú quý. Trước khi rời đi, ông còn để lại một phong thư cho Văn Chủng, khuyên người bạn thâm giao nên quy ẩn khỏi chốn quan trường. Thế nhưng, Văn Chủng lại cho rằng mình có thể trụ vững được ở triều với những công lao to lớn trước đây. Xem xong thư, Văn Chủng lại còn phàn nàn rằng họ Phạm xử trí như thế là khí khái quá!
Quả thực y như lời Phạm Lãi đã nói, sau khi thành đại sự, chiếm được nước Ngô, Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, thậm chó còn có ý kinh rẻ công thần. Văn Chủng buồn bã cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng thầm nghĩ: Ngô đã diệt, còn dùng hắn làm chi nữ, một khi hắn làm loạn thì sao trị được, nên thôi cứ diệt trừ để tránh hậu hoạn.
Một hôm, Câu Tiễn lấy cớ đến thăm bệnh tình của Văn Chủng và bảo: “Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã diệt, còn thừa 4 thuật nhà ngươi định làm gì?”
Văn Chủng đáp: “Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!”
Câu Tiễn liền nói: “Nhà ngươi hãy đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?”
Nói xong, Câu Tiễn lên xe đi về bỏ lại thanh kiếm đeo tại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lên xem thì thấy vỏ kiếm đề hai chữ “Chúc Lâu”, đấy cũng chính là thanh kiếm mà Ngô vương Phù Sai đã từng đưa cho Ngũ Viên tự tử. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than rằng: “Cổ nhân có nói, Ơn to thì không báo nữa. Ta không nghe lời Phạm Lãi đến nỗi bị giết, chẳng phải ngu lắm sao!”, nói xong Văn Chủng cầm kiếm tự vẫn.
Người xưa có câu “Đầy rồi sẽ dẫn đến tổn hại, thiếu hụt mới có chỗ để lấp vào”, có thể thấy tâm tự mãn là mối họa tiềm ẩn, như quả bóng căng tròn chỉ chờ đến lúc là nó nổ tung. Chỉ có người biết tiến, biết lui, biết hạ mình khiêm nhường thì mới có thể tránh được tai họa.
Xem thêm: Nghệ thuật thành công của bậc trí nhân: Đôi khi không làm gì lại có tất cả
[ad_2]