[ad_1]

(Dân trí) – Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo Dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi xây dựng quy định đảm bảo không để thị trường phát triển quá “nóng” hoặc “đóng băng”.

Văn phòng Quốc hội vừa thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.

Theo đó, để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan có liên quan, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế, hoàn thiện hồ sơ dự án luật.

Trong đó, hoàn thiện quy định về điều tiết thị trường bất động sản để có quy định liên quan đến tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tái cấu trúc sản phẩm và có quy định nhằm bảo đảm Nhà nước có biện pháp điều tiết khi có biến động lớn của thị trường bất động sản.

Vấn đề được nêu là không để thị trường phát triển quá “nóng” hoặc thị trường “đóng băng”, đình trệ ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Tách bạch quan hệ pháp luật mang tính chất công (các quan hệ quản lý nhà nước, điều tiết thị trường…) và các quan hệ mang tính chất tư (hợp đồng, môi giới, quan hệ cung cầu…) trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh.

Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng - 1

Xây dựng dự án luật không để thị trường phát triển quá “nóng” hoặc thị trường “đóng băng” (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Đồng thời, cơ quan soạn thảo rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các quy định liên quan đến kinh doanh bất động sản bảo đảm hợp lý, bao quát các loại bất động sản được phép kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi nhưng không chồng lấn với các luật có liên quan, lưu ý việc đầu tư xây dựng bất động sản nên để Luật Xây dựng điều chỉnh.

Cơ quan soạn thảo luật và các cơ quan liên quan làm rõ hơn quy định về chủ thể, điều kiện của chủ thể kinh doanh bất động sản; phân biệt rõ chủ thể có quyền kinh doanh bất động sản với chủ thể thực hiện kinh doanh bất động sản; có quy định về quản lý của Nhà nước đối với các chủ thể này và sản phẩm do các chủ thể đưa ra thị trường để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người mua bất động sản.

Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần đánh giá kỹ tính hợp lý, khả thi của việc mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản đối với các tổ chức, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản trong trường hợp do cơ quan, tổ chức phá sản, giải thể, chia tách; theo quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; bất động sản là tài sản công; xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu là bất động sản, dự án bất động sản tại các tổ chức tín dụng, công ty mua bán, xử lý nợ…

Đặc biệt, cân nhắc việc mở rộng phạm vi do bỏ cụm từ “nhằm mục đích sinh lợi” trong khái niệm “kinh doanh bất động sản”. Đồng thời, đề nghị sử dụng khái niệm “kinh doanh” bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về doanh nghiệp và thương mại. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu, Dự án Luật cần hoàn thiện quy định về sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, công chứng, bảo lãnh, đặt cọc, thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản bảo đảm phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW. Không làm phát sinh “điểm nghẽn” về chính sách cản trở quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường bất động sản, phù hợp với Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 

Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cần rà soát các quy định liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài để bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế. Các quy định không cản trở việc thu hút đầu tư, không ảnh hưởng đến quyền kinh doanh hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.

Rà soát quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh và thủ tục hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. Hoàn thiện các quy định để bảo đảm an ninh, quốc phòng trong hoạt động kinh doanh bất động sản; cân nhắc tính chặt chẽ, hợp lý, phù hợp thực tiễn của nguyên tắc “kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh”, nghiên cứu quy định theo hướng “bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế”.

Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City

Nguồn: https://dantri.com.vn/bat-dong-san/khong-de-thi-truong-bat-dong-san-phat-trien-qua-nong-hoac-dong-bang-20230426082048260.htm

[ad_2]