[ad_1]

“Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ” là câu than thở đầy xót xa của những người phụ nữ đã kết hôn. Tại sao họ lại nói câu như vậy? Đọc bài viết này để ngẫm nghĩ!

Sinh con ra mới biết lòng cha mẹ

Mỗi lần nhìn tóc bố điểm hoa râm, mẹ tay yếu mắt mờ là tim con lại đau nhói. Com không mang giàu sang phú quý chỉ mong bố mẹ được khỏe mạnh bình an.

Nhiều người khi còn con gái ở bên bố mẹ thì tỏ ra bướng bỉnh, động tí là dỗi hờn, thậm chí làm nhiều điều khiến bố mẹ buồn phiền. Có người còn bỏ nhà ra đi chỉ vì bị bố mẹ mắng vài ba câu. Có người suốt ngày nũng nị, nằm sẵn chờ ăn, cả thanh xuân chẳng nấu cho bố mẹ lấy một bữa cơm. Tiền đi học đi chơi, tiêu pha cứ hết là lại ngửa tay xin bố mẹ, xem bố mẹ như là ông bụt là người hầu của các cô vậy. Nhưng cũng có người biết thương, biết nghĩ cho bố mẹ từ bé, quan tâm chăm sóc bố mẹ từng chút rồi mới chịu đi lấy chồng.

Khong-dau-binh-yen-bang-luc-ben-cha-me-phu-nu-ket-hon-cam-than-1

Nói chung dù ngoan hay hư, bướng bỉnh hay nhu mình thì 10 cô lấy chồng thì đến 9 cô thương bố mẹ gấp bội lần. Có người bảo: “Bình thường thương bố mẹ 1, đi học đại học thương bố mẹ 10, đi làm vất vả bon chen thương bố mẹ 100 và lấy chồng xong thương bố mẹ chẳng thể nào đếm được”. Đặc biệt là lúc sinh con, chăm bẵm con từng chút, lúc con ốm đau thức trắng đêm mới thấu hiểu hết những nỗi vất vả, muộn phiền của cha mẹ.

Thế nên ông bà ta mớ có câu “Sinh con ra mới biết lòng cha mẹ” là vậy! Ai lấy chồng, gặp được người tử thế, được bố mẹ chồng thương yêu thì còn đỡ tủi thân, chứ gặp phải chồng chẳng ra gì, bố mẹ chồng cay nghiệt thì mới thấy thèm cái cảm giác được về nhà sống bên bố mẹ đến nhường nào.

Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ

Kết hôn rồi 10 người thì hết 9 người thấy không đâu bình yên bằng lúc ở nhà, không đâu thoải mái bằng lúc bên cha mẹ. Trên đời này, chỉ có cha mẹ thương ta vô điều kiện còn người khác cần điều kiện mới thương ta. Nhiều lúc vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, gia đình tan vỡ thì không ai khác ngoài cha mẹ dang tay đón ta trở về “Thôi thì về bố mẹ nuôi!”. Xót xa lắm, nặng lòng lắm, nhiều lúc chỉ biết khóc thầm trong tim nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra ổn để con cái, cha mẹ không phải bận lòng.

Quảng cáo

Lúc còn bố mẹ ở bên, đi làm đi học về là thấy mâm cơm thơm phức chờ sẵn, cuối tuần có thể ngủ nướng tới trưa, đến cái nhà mẹ cũng quét lăm tươm tất. Xe hỏng thì có bố sửa, buồn vui có bố mẹ tâm sự, thậm chí bực bội cũng có bố mẹ để trút muộn phiền. Lúc ấy vô tư vô lo, chẳng có gánh nặng gì trên vai cả, nhiều lúc nhà hết gạo hết tiền nhưng ta nào hay biết vì có bố mẹ gánh vác hết cả rồi.

Nhưng khi có gia đình lại khác, mọi gánh nặng đều đè lên vai, nào là trách nhiệm làm vợ, làm dâu, làm mẹ,… về đến nhà việc gì cũng đến tay, đôi khi thèm một giấc ngủ 8 tiếng cũng đã là điều xa xỉ chứ nói gì đến ngủ nướng đến trưa. Nhiều lúc đi làm về khuya bếp núc vẫn nguội lạnh, có khi chồng về trước nhưng cũng chẳng thèm cắm cho nồi cơm chứ nói gì đến chuẩn bị bữa tối. Rồi nào là cơm áo gạo tiền, bỉm sữa cho con, tiền sinh hoạt, tiền đối nội đối ngoại,… vô số áp lực đè nặng lên người, đến khi ốm cũng cố lết đi làm để có lương lo liệu cuối tháng. Trước đây cái gì bố mẹ cũng lo, giờ cái gì cũng đến lượt, thế mới thấy thấm thía câu nói “Không đâu bình yên bằng lúc bên cha mẹ”.

Khong-dau-binh-yen-bang-luc-ben-cha-me-phu-nu-ket-hon-cam-than-2

Hẳn là cô gái nào cũng sẽ nhớ hôm đón dâu bố mẹ khóc nhiều thế nào, rồi lúc báo về quê chơi bố mẹ vui đến mất ăn mất ngủ. Về nhà có cái gì ngon là bố mẹ nấu cho, cái gì tốt bố mẹ cũng để phần. Rồi khi con đi bố mẹ vì thương con thương cháu mà mắt đỏ hoe. Nhìn cảnh ấy mới thấy xót xa đến nhường nào.

Ai lấy chồng gần còn thường xuyên về thăm bố mẹ, chứ lấy chồng xa thì cả năm chắc về được đôi lần. Làm con muốn báo hiếu cha mẹ, chăm cho cha mẹ lúc đau ốm bệnh tật nhưng lực bất tòng tâm. Nhiều khi mệt mỏi quá chỉ ước mình đừng lấy chồng, cứ ở vậy với bố mẹ thì tốt biết bao.

Thế mới thấy, nhiều người khi có bố mẹ thì không biết trân trọng, đến khi rời xa hoặc mất đi rồi mới thấy ân hận thì quá muộn rồi. Chúng ta, dù là gái có chồng hay độc thân nếu còn bố mẹ xin hãy yêu thương, trân trọng họ. Hãy gọi điện hỏi thăm nhiều hơn, hãy về nhà lúc rảnh, đừng mải mê bon chen với đời mà quên mất có bóng hình bố mẹ ở nơi xa đang trông ngóng, đợi chờ.

Xem thêm: Hộp sữa chua của mẹ – Câu chuyện là bài học sâu sắc đáng khâm phục

[ad_2]