[ad_1]

Các giao dịch bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận mức giảm 10% vào năm 2020, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi vào năm 2021 nhờ khối lượng đầu tư vượt qua mức trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Khối lượng đầu tư bất động sản khu vực châu Á dự kiến tăng trưởng hai con số vào năm 2023

Theo một báo cáo thị trường gần đây của công ty bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield, động lực tăng trưởng này sẽ được duy trì trong cả năm 2022. Cho tới năm 2023, thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng lên tới hai con số khi sự phục hồi kinh tế thúc đẩy người dân mua nhà.

Sự thiếu hụt nguồn cung là một vấn đề mà các nhà đầu tư phải đối mặt, tuy nhiên đó chỉ là vấn đề thoáng qua. Việc mức lãi suất thế chấp dự kiến tăng dần sẽ duy trì niềm tin của các nhà đầu tư.

“Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bước vào năm 2022 với động lực phục hồi cơ bản mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến biến chủng Omicron và địa chính trị vẫn tồn tại. Dù vậy, thị trường sẽ tự khẳng định tiềm năng trong quý II, dựa trên sự trở lại của nhiều khu vực sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của các lệnh giãn cách xã họi”, Tiến sĩ Dominic Brown, Trưởng bộ phận Phân tích tại Cushman & Wakefield khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết.

“Nền kinh tế khu vực sẽ giành lại vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm 2022, kéo dài sang năm 2023. Do đó, các thị trường có nhiều khách hàng tiềm năng được dự báo sẽ tăng tốc trong năm tới, với nhu cầu ngày càng được nhân rộng”, ông nói thêm.

Singapore là quốc gia châu Á – Thái Bình Dương được xếp hạng tốt nhất về triển vọng tăng trưởng trong năm nay, với mức tăng trưởng GDP thực tế năm 2022 được dự đoán ở mức 4,59%. Lạm phát không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng sự rủi ro này tại Singapore dường như tương đối lành tính so với các quốc gia lớn khác. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2022 và lạm phát giá tiêu dùng dự kiến ​​sẽ gần với mức trung bình trong dài hạn.

“Nguồn cung hạn chế kết hợp với nhu cầu tăng mạnh sẽ đẩy sự cạnh tranh lên cao với những mảng đầu tư cốt lõi tại Singapore như dịch vụ logistics đô thị hay văn phòng hạng A ở các khu trung tâm.

Lạm phát gia tăng và những bất ổn về tiền tệ có thể làm tăng chi phí xây dựng. Trong khi đó, nguồn cung tiếp tục bị hạn chế cho đến giữa năm nay. Đối với các nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro cao, họ có thể xem xét các cơ hội gia tăng giá trị trong các văn phòng cũ ở khu trung tâm và các khu công nghiệp có vị trí tốt, nhằm nâng cao chứng chỉ về ESG (môi trường – xã hội – quản trị) cũng như đảm bảo chất lượng”, Shaun Poh, Giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu Bộ phận Vốn tại Cushman & Wakefield nhấn mạnh.

“Những cơ hội giao dịch có thể được tìm thấy trong thị trường khách sạn tại Singapore khi cánh cửa biên giới dần được mở lại sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch”, ông nói thêm.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/khoi-luong-dau-tu-bat-dong-san-khu-vuc-chau-a-du-kien-tang-truong-hai-con-so-vao-nam-2023-108897.html

[ad_2]