[ad_1]

Chính phủ giao 4 tỉnh, thành tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt các dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023, bảo đảm khởi công tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô trước ngày 30/6/2023 và đưa vào khai thác năm 2027…

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có quy mô 112,8 km với tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng chia thành 7 dự án thành phần.  Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có quy mô 112,8 km với tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng chia thành 7 dự án thành phần. 

Ngày 18/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 106/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

PHÂN RÕ THẨM QUYỀN CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt các dự án thành phần được Quốc hội phân cấp làm cơ quan chủ quản.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Nghị quyết nêu rõ, thứ nhất, với nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và Chủ tịch UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.

Thứ hai, với nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị), Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đường song hành. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị).

Chủ tịch UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) để trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Trên cơ sở báo cáo thẩm định Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn.

Bộ Xây dựng giao cơ quan chuyên môn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Tuyến đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.Tuyến đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.

Thứ ba, với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công – tư (PPP), UBND TP. Hà Nội tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư đối với dự án thành phần 3 do UBND TP. Hà Nội xây dựng. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.

 

“Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến các dự án thành phần bằng nguồn vốn đầu tư công trong 2 năm 2022 và 2023”, Nghị quyết nêu rõ.

Chính phủ cũng cho phép UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Đồng thời, Chính phủ cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc.

Bao gồm thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

KHAI THÁC TỪ NĂM 2027

Nghị quyết số 106/NQ-CP nêu rõ, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình đối với các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản Nhà nước.

 

Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền theo các quy định hiện hành trong tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Đồng thời, kiểm tra, rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành liên quan đến dự án để kịp thời điều chỉnh theo quy định hiện hành, đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Chính phủ yêu cầu 3 địa phương trên chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội; điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần theo thẩm quyền của người quyết định đầu tư trong trường hợp không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, giao cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó.

UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án thành phần trên địa phận từng địa phương và dự án thành phần 3.

UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm khởi công trước 30/6/2023.

 

Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có quy mô 112,8 km với tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng chia thành 7 dự án thành phần. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Đoạn trên địa bàn TP. Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận huyện gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Để triển khai thực hiện dự án đầu tư, Thành ủy Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai dự án đầu tư.

#box1660833621527{background-color:#c0d3c1}

Nguồn: https://vneconomy.vn/khoi-cong-vanh-dai-4-huyet-mach-vung-thu-do-truoc-ngay-30-6-2023.htm

[ad_2]