[ad_1]

“Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng người nông dân vẫn phải trăn trở trước rất nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp Việt không ít lần “khóc than” trước những rào cản kinh tế xã hội; trước những trận giận dữ của thiên nhiên. Thêm vào đó, Covid-19 hoành hành khiến lượng tiêu thụ nông sản đình đốn và giảm sút trầm trọng. Trước tình cảnh đó, nhà nông không ngơi lo toan, đợi chờ và hy vọng về những vụ mùa tươi tốt. Hay họ phải tìm cho mình những lối đi mới, thoát khỏi cảnh cơ cực hiện thời?

Nông nghiệp Việt Nam và những khó khăn phải đối mặt?

Khó khăn bủa vây…

Nắng nóng, xâm nhập mặn, bão lũ,… những câu chuyện thiên tai dị thường đến đáng sợ vẫn sẽ còn tiếp diễn. Những năm qua, thiên tai đã gây thiệt hại cho người nông dân nghèo hàng tỷ đôla; đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung, điển hình nhất là trận bão lũ liên tiếp trong năm vừa rồi. 

Nguoi Nong Dan Khon Cung Truoc Thien Tai Bao Lu
Người nông dân khốn cùng trước thiên tai bão lũ

Chưa kịp hồi phục sau “thương tổn” đó; người nông dân Việt còn phải trầy trật, khốn đốn với hiểm họa mới từ dịch bệnh. Những rối ren kinh tế chưa thể nào tháo gỡ; nay người dân lại phải đối mặt trước gánh nặng thua lỗ nghiêm trọng vì nông sản chưa được “khơi thông”. Mặc dù Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ; nhận được sự chung tay giúp sức từ cộng đồng; song con số thiệt hại vẫn còn đáng báo động!

Khi Cau Chuyen Giai Cuu Nong San Mua Covid Chi La Bien Phap Ung Pho Tam Thoi 1
Khi câu chuyện giải cứu nông sản mùa covid chỉ là biện pháp “ứng phó” tạm thời

Nối tiếp những rủi ro ấy, “dịch chồng dịch” khi dịch cúm gia cầm; dịch tả lợn châu Phi; dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đang có những diễn biến cực kỳ phức tạp ở nhiều địa phương. Khó khăn trong chăn nuôi lần này lại khiến bài toán kinh tế của người nông dân“đã khó lại càng thêm khó”!

Đầu ra tiêu thụ nông sản gặp nhiều “sóng gió”

Cơn bão Covid tái bùng phát khiến mọi hoạt động kinh doanh thương mại trong nước gián đoạn. Tình hình đó đã đặt ra áp lực lớn trong vấn đề tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Thời điểm hiện tại, lượng cầu về nông sản thực phẩm trên thị trường giảm rõ rệt. Nhiều mặt hàng rớt giá, tồn kho, ứ đọng và tiêu thụ khó khăn. Các tuyến giao thông huyết mạnh bị ùn tắc do dịch bệnh; khiến việc lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh, thành phố gặp nhiều trở ngại.

Nong Dan Lao Dao Khi Tieu Thu Nong San Gap Qua Nhieu Kho Khan
Nông dân “lao đao” khi tiêu thụ nông sản gặp quá nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Công tác thông quan, giao thương hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới gặp nhiều hạn chế; do phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp, quy định phòng dịch. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính cho sản phẩm nông nghiệp; nhất là trái cây vào vụ mùa hè.  Đi kèm vấn đề này, áp lực chi phí lưu kho, phục vụ bảo quản nông sản cũng theo đó gia tăng.

Cạm bẫy trên thương trường

Khó khăn nối tiếp khó khăn, người nông dân liên tiếp hứng chịu thua lỗ trong sản xuất. Nhưng chưa dừng lại ở đó, thách thức vẫn tiếp tục bủa vây khi nhiều lần nhà nông vẫn phải đương đầu với câu chuyện cạm bẫy trên thương trường. 

Điển hình là câu chuyện, nông sản bị ép cân, ép giá bởi những tay lái buôn Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết. Trong công cuộc tự vật lộn tìm đầu ra cho nông sản; nhiều nông dân Việt vẫn dễ dàng “lọt lưới”, “mắc bẫy” từ vô vàn chiêu trò, mánh khóe gian lận từ thương lái Trung Quốc.

Cam Bay Thuong Truong Tu Nhung Tay Lai Buon Trung Quoc
Cạm bẫy thương trường từ những tay lái buôn Trung Quốc

Đứng sau mỗi cuộc giá cả nông sản Việt bao lần bấp bênh (lúc tăng chóng mặt, lúc giảm thảm hại) đều có bóng dáng của của thương lái Trung Quốc thao túng.  Ở nhiều thời điểm, thương lái Trung Quốc tự “thổi bùng” giá cả; mua vào số lượng lớn nông sản Việt với mức giá hứa hẹn ngày càng cao hơn; tạo ra một “cơn sốt ảo”. Khi đó, nông dân thi nhau sản xuất, thương lái Việt đổ xô đi thu mua về chất đống. Sau khi lượng cung ồ ạt,  “tay buôn” Trung Quốc “lật ngược” ép giá xuống thấp, buộc nhà nông Việt phải bán tháo. 

Cánh cửa cơ hội mới cho người nông dân…

Đứng giữa bài toán kinh tế khó khăn, người nông dân đến bao giờ mới có thể thoát ra khỏi vòng vây cơ cực? Cuộc sống của hàng triệu người nông dân rồi sẽ về đâu; khi thiên tại, dịch bệnh, khi những mối hiểm họa cạm bẫy thương trường vẫn không ngừng bủa vây?

Đây chính là lúc người nông dân thời đại mới nên thay đổi tư duy; tiếp cận thông tin và tìm thêm cho mình những giải pháp tài chính mới. Vẫn nắm vững các nguyên tắc trong kinh doanh và nâng cao canh tác nông nghiệp để gia tăng năng suất. Chăm chỉ, cần cù thôi chưa đủ; hoà mình với chu trình phát triển, nắm bắt sự đổi mới của thời đại là vô cùng cần thiết. Người nông dân hoàn toàn có thể điều hướng dòng tài chính; tham gia vào những kênh đầu tư khác để nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình.

Giai Phap Tai Chinh Moi Cho Tai Chinh Nha Nong Luon Vung Vang
Giải pháp tài chính mới cho tài chính nhà nông luôn vững vàng

Với sự phát triển công nghệ số hiện nay, việc đầu tư tài chính không còn là câu chuyện quá khó. Khi tìm ra lối đi mới, tạo thêm nguồn thu nhập thụ động; người nông dân Việt sẽ có thể chủ động xoay chuyển tình thế; luôn vững vàng dù là trong bão lụt thiên tai, hay ngay cả trước thềm dịch bệnh.

Thời cơ sẽ không đợi chờ bất cứ ai. Để có thể vượt qua những lo lắng như hiện tại, người nông dân hãy nắm bắt thời cơ, xây dựng một kế hoạch tài chính an toàn, bền vững. Đảm bảo nguồn tài chính luôn khỏe mạnh cũng là một nhiệm vụ góp phần tạo nên một đất nước phát triển phồn thịnh hơn.

Xem thêm: Đầu tư bất động sản đảo chiều trong thời đại kinh tế số

[ad_2]