[ad_1]

Châu Bá Lư, nhà giáo dục nổi tiếng thời nhà Thanh có một câu nói nổi tiếng: “Càng nói nhiều càng dễ nói hớ”, ý tứ rằng khi giao tiếp giữa người với người, cần thẩn trọng từng lời nói,  “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, nói những điều nên nói để tránh tạo nghiệp và làm ảnh hưởng đến phúc khí của bản thân.

Khi giao tiếp giữa người với người, cần ít nói ba điều này, phúc khí sẽ ngày càng nhiều:

1.Những bí mật ẩn giấu sâu trong đáy lòng

Đừng nói bí mật với gió, vì gió sẽ thổi khắp rừng xanh; đừng nói bí mật với bạn bè, vì bạn bè cũng sẽ đi nói lại với bạn bè của họ.

Bí mật sở dĩ gọi là bí mật bởi vì nó ẩn chứa những điều riêng tư cá nhân; bao gồm những bí mật mà chúng ta không thể nói cho người ngoài biết được.

Mỗi người đều có những bí mật, những “khoảng trời giấu kín” trong lòng, chúng nằm gọn trong những góc sâu nhất của trái tim chúng ta.

Có một câu ngạn ngữ: “Bí mật là tù nhân của bạn, một khi tiết lộ nó ra ngoài thì bạn sẽ trở thành tù nhân của nó”.

Khi giữ kín thì bí mật sẽ là đầy tớ trung thành; khi bị tiết lộ thì bí mật sẽ trở thành tai họa cho chủ nhân.

Nếu một người tiết lộ bí mật, dù chỉ là một chút xíu thì cũng sẽ khó mà có được cảm giác an tâm. Bởi vì bạn không thể biết được người khác có lấy bí mật đó để đối phó với bạn hay không.

Dù có thân thiết với ai đến mấy thì bạn cũng đừng tiết lộ bí mật của bản thân; đừng quá tin tưởng vào cảm giác của bản thân. Mối quan hệ mà bạn cho là thân thiết thì trong mắt của người khác đôi khi chỉ là xã giao hời hợt.

Nếu đã là bí mật thì hãy cứ chôn sâu trong lòng, đừng tùy tiện nói ra mà đem lại hậu quả khôn lường.

2. Những oán hận trong lòng

Trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những lúc cảm thấy bất công, tức giận; khi đó chỉ muốn nói cho hết những nỗi ấm ức trong lòng.

Nhưng chính ở những thời điểm như vậy thì bạn lại càng phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói; bởi vì khi đang ở trong trạng thái cảm xúc tiêu cực thì khó mà nói được những lời dễ nghe. Hơn nữa, hoàn cảnh mỗi người là khác nhau; nếu bạn phàn nàn với người khác thì chưa chắc họ đã có thể đồng cảm được với bạn.

Đôi khi vì bất bình trong tâm mà bạn phàn nàn về một người nào đó; nhưng bạn không thể đảm bảo rằng những lời phàn nàn của bạn sẽ không tới tai của người đó; vậy thì vấn đề sẽ ngày càng rắc rối hơn.

Hơn nữa, người khác thấy bạn hay so đo tính toán và oán trách mọi thứ thì dần dần cũng tìm cách tránh xa bạn; những cơ hội cũng vì thế mà vuột khỏi tay bạn.

Có câu: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Khi nói chuyện với người khác, bất kể là thân thiết đến mấy thì cũng tránh nói những nỗi oán hận ở trong tâm; hãy nói những điều tốt đẹp về người khác và giữ lại phúc khí cho bản thân.

3. Những ưu điểm của bản thân

Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói rằng: “Đừng phơi bày sự kém cỏi của người khác; đừng khoe khoang cái hay của mình”.

Dù bạn giàu sang phú quý đến thế nào, hay có đạt được thành tựu vĩ đại ra sao cũng đừng bao giờ khoe khoang với người khác. Bởi vì rất ít người có thể cảm thấy hạnh phúc đối với thành công của bạn.

Bạn khoe khoang ra ngoài sẽ rất dễ làm cho người khác ghen tị, thậm chí là thù hận. Có người ở vị trí thấp hơn bạn sẽ không nghĩ tới việc phấn đấu để được như bạn; mà họ chỉ nghĩ làm sao để dìm bạn xuống thấp giống như họ.

Khi giao tiếp với người khác, chỉ cần không khoe khoang khoác lác, khiêm tốn, hòa nhã; ngôn ngữ cẩn trọng thì đã tránh được rất nhiều tai họa, bảo vệ được phúc khí của bản thân.

 

Nguồn: Aboluowang

Chân Nhiên

[ad_2]