[ad_1]

Trong cuộc sống, không ít kẻ vì sớm rời đi mà gặt thất bại đáng tiếc, còn những ai nhẫn nại đến cuối thường thành công rực rỡ.

Vốn dĩ, trên đời thắng thua là chuyện thường. Thế nhưng, đáng tiếc nhất là những kẻ sớm rời đi, trong khi chỉ còn một chút nữa là thành công. Vậy mới nói, “thất bại trong gang tấc” là có thực, làm đến 99% mà bỏ cuộc thì cũng coi như chưa làm.

Mảnh Tử từng viết: Con người làm một việc gì thì cũng phải kiên nhẫn giống như đào giếng vậy. Nếu như đã đào giếng sâu lắm rồi, mà bởi vì chưa tới mạch nước mà buông tha, thì vô luận là đã bỏ ra bao nhiêu công phu, đào sâu bao nhiêu đi nữa, cũng là “thất bại trong gang tấc”. Cái giếng ấy vẫn sẽ là một cái giếng hoang mà thôi.

Bất kể là trong việc gì, ta phải giữ được sự kiên nhẫn mới nên chuyện. Chẳng cần làm một lần xong ngay, mà cứ tích lũy mỗi ngày từng chút từng chút một, lâu dần trở thành một cuốn bách khoa toàn thư “sống”. Lâu ngày tích lũy như vậy, người ấy chắc chắn sẽ đạt những thành tựu nhất định.

ke-som-di-de-that-bai-nguoi-kien-nhan-den-cung-at-thanh-cong
Con người làm một việc gì thì cũng phải kiên nhẫn giống như đào giếng vậy

Trong cuốn “Liệt Tử – Thang Vấn” có một câu chuyện cổ tên “Ngu Công dời núi” rất sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở phía nam Ký Châu, bờ bắc Hoàng Hà, có hai ngọn núi cao tên là Thái Hành và Vương Ốc. Bán kính của hai ngọn núi dài khoảng 700 dặm, chiều cao lên tới vài vạn thước.

Phía bắc hai ngọn núi có một ông lão tên Ngu Công, tuổi cũng đã ngấp nghé 90. Thấy hai ngọn núi cản trở đường đi, dù đi ra hay vào đều phải đi vòng, nên ông lão rất băn khoăn. Một ngày nọ, ông gọi cả nhà vào thảo luân, rồi bày tỏ mong muốn làm một con đường thông thoáng giữa hai ngọn núi. Mọi người ai nấy đều đồng lòng, và ông lựa chọn 3 người cháu trai khỏe mạnh cùng mình làm.

Hôm sau, 4 ông cháu bắt đầu đi đục đá, đào đất, rồi lại đem số đất đá vừa đào bới được chuyển đến khu vực gần biển Bột Hải. Hàng xóm của Ngu Công tên Hà Khúc Trí Sưu thấy vậy thì cười nhạo, nói: “Người thì ít ỏi, ngọn núi lại cao như vậy, làm sao có thể san bằng hai ngọn núi ấy cơ chứ? Đúng là việc không tưởng”.

Ngu Công vẫn kiên định đáp: “Cho dù tôi chết rồi, tôi còn có con trai mà. Con trai lại sinh cháu trai, cháu trai lại sinh con trai, con trai lại sinh con trai nữa, và con trai lại tiếp tục sinh cháu trai… Con con cháu cháu là không bao giờ hết cả mà hai ngọn núi này đâu thể mọc cao hơn, cũng không thể to ra hơn. Cứ như vậy, tôi có gì phải lo lắng là không san bằng được ngọn núi đó chứ?”.

Quảng cáo

ke-som-di-de-that-bai-nguoi-kien-nhan-den-cung-at-thanh-cong
Con cháu là không bao giờ hết, mà 2 ngọn núi này đâu thể to lớn hơn. Cứ như vậy, tôi có gì phải lo lắng là không san bằng được ngọn núi đó chứ

Người hàng xóm nghe xong thì trầm ngâm hồi lâu, ngẫm nghĩ. Quả thực, Ngu Công nói rất hợp lý, lại có quyết tâm và kiên nhẫn, nên Hà Khúc Trí Sưu không thể không tâm phục khẩu phục.

Những năm sau đó, dù đã ở độ tuổi gần đất xa trời, Ngu Công vẫn tiếp tục đào đường. Ông cho rằng, “tích tiểu thành đại”, mỗi ngày chỉ cần dời đi một chút đất đá, kiên nhẫn làm vậy sẽ có thành quả. Cuối cùng, ý chí kiên định của Ngu Công đã khiến Thiên Đế cảm động. Ngài bèn lệnh cho con trai của Đại lực thần Khoa Nga Thị di dời hai ngọn núi này giúp ông. Từ đó về sau, phía nam của Ký Châu và bờ nam của Hán Thủy không còn bị núi cao ngăn cản nữa, lại còn có con đường thuận lợi để đi lại.

Bất cứ một việc lớn nào cũng là do nhiều việc nhỏ tích tụ lại. Cứ làm từng việc nhỏ, mỗi ngày một chút, lâu dần tích tụ lại, làm nên chuyện lớn. Lão Tử từng nói: “Phu duy lận, thị vị tảo phục, thị vị trọng tích đức”. Ý câu này là người đàn ông keo kiệt sớm có sự chuẩn bị cho tương lai, là vì xem trọng việc tích lũy công đức. Nếu trong bất cứ trường hợp nào, khó khăn nào chúng ta cũng không bỏ qua những việc nhỏ, kiên nhẫn đến cùng thì nhất định sẽ có ngày chúng ta đạt được thành công.

Theo Aboluowang

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng”

 

[ad_2]