Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện là gì?

Bên cạnh trường hợp bắt buộc hủy niêm yết chứng khoán do vi phạm các quy định của sàn, doanh nghiệp có thể tự nguyện xin hủy niêm yết. Vậy hủy niêm yết tự nguyện là gì?

Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện là gì?

  • Là trường hợp chứng khoán bắt buộc bị hủy bỏ do không đáp ứng đầy đủ các quy định, quy tắc cho việc niêm yết chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán
  • Là trường hợp hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán
  • Là trường hợp chứng khoán chuyển từ sàn giao dịch này sang sàn giao dịch khác
  • Là trường hợp cổ phiếu bị tạm ngưng giao dịch do sai phạm quy định

Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán. Tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết tự nguyện khi ĐHĐCĐ có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết.

Thời hạn tối thiểu từ khi có quyết định chấp thuận của Sở Giao dịch chứng khoán đến khi chứng khoán chính thức hủy niêm yết là bao lâu?

  • 6 tháng
  • 1 năm
  • 2 năm
  • 3 năm

Theo Khoản 1 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về việc huỷ bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện, việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

Cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ ra sao?

  • Vẫn đảm bảo giá trị sở hữu
  • Sẽ làm giảm giá trị sở hữu
  • Giá trị sở hữu sẽ tăng lên
  • Sẽ không còn giá trị sở hữu

Trong trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về giá trị sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải bị huỷ giá trị. Tuy nhiên, việc mua bán sẽ bị giảm đi rất nhiều và ảnh hưởng đến giá trị tài sản của cổ phiếu đó.

Trạng Chứng



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: