[ad_1]

HPG giúp VN-Index giữ vững đà tăng trong tuần giao dịch đầu năm Nhâm Dần

Trong tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Dần (07-11/02/2022), hai chỉ số thị trường đều ghi nhận những kết quả tích cực. VN-Index tăng tổng cộng 22.75 điểm (1.54%), lên 1,501.71 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 10.16 điểm (2.44%), kết thúc tuần ở 426.89 điểm.

Dù có tuần tăng điểm tích cực nhưng về thanh khoản, cả hai sàn đều ghi nhận giảm so với tuần trước Tết Nguyên đán. Cụ thể, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 4.3%, còn gần 642 triệu cp/phiên. Còn với sàn HNX, thanh khoản trung bình giảm 14.09%, về mức 60 triệu cp/phiên.

Trong đà phục hồi chung của cổ phiếu ngành thép, HPG trở thành cổ phiếu có mức kéo tăng chỉ số VN-Index lớn nhất với 5.9 điểm.

Việc nhóm cổ phiếu ngành thép hồi phục mạnh sau giai đoạn downtrend thời gian qua diễn ra trong bối cảnh năm 2022, ngành thép được kỳ vọng nối dài đà tăng trưởng khi các nước bắt đầu phục hồi sau đại dịch, nhu cầu hàng hóa đẩy lên cao do bị “dồn nén” từ trước và các vấn đề về chuỗi cung ứng giảm bớt, bên cạnh sự hỗ trợ từ nhiều gói kích thích được bơm vào để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Ngoài ra, một tin vui khác cho ngành thép Việt Nam là việc Bộ Tài chính Ấn Độ đã quyết định thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu ở một số nước, trong đó có Việt Nam.

* Hồi phục sau đại dịch, ngành thép bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định

* Ấn Độ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép mạ hợp kim nhôm kẽm xuất xứ Việt Nam

“Ông lớn” ngành cao su GVR cũng ghi nhận sự trở lại sau gần 3 tháng điều chỉnh. Mức kéo tăng của GVR chỉ xếp sau HPG với 2.8 điểm.

Hai cổ phiếu ngành hàng không là VJC và HVN cũng có tuần tăng điểm khá tích cực trong bối cảnh lượng khách sau Tết tăng đột biến nhờ các quy định về y tế được nới lỏng và lượng khách về quê từ đợt bùng dịch thứ 3 (tháng 6-10/2021) quay trở lại các thành phố lớn. Nhờ đó, VJC và HVN đã lần lượt lấy về cho chỉ số gần 1.6 điểm và hơn 1.2 điểm.

* Hàng không dồn dập tăng chuyến, vé máy bay đi TPHCM hạ nhiệt

Ở chiều ngược lại, nhóm kéo giảm chủ yếu bao gồm cổ phiếu thuộc hai ngành có vốn hóa lớn là bất động sản và ngân hàng.

Dẫn đầu nhóm kéo giảm cũng như nhóm bất động sản về sự tiêu cực chính là VIC khi giảm tổng cộng gần 16% chỉ sau 5 phiên giao dịch, qua đó cản bước đà tăng của VN-Index với hơn 14 điểm kéo giảm. Một số cổ phiếu bất động khác như NVL, VHM, DIG, VRE cũng ghi nhận diễn biến không mấy khả quan.

* Vingroup: Doanh thu 2021 hơn 125 ngàn tỷ, đã chi 9,400 tỷ đồng cho hoạt động phòng, chống Covid-19

* DIG báo lãi kỷ lục trong năm 2021, tiền và tiền gửi tăng mạnh

Còn đối với nhóm ngân hàng, EIB, SSB và STB là 3 cổ phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số. Mặt khác, VCB lại có biểu hiện tích cực với gần 1.4 điểm kéo tăng. Sự kiện đáng chú ý trong tuần qua chính là việc nhiều ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân từ 0.1-0.4 điểm phần trăm so với kỳ trước sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

* Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

* Vietcombank: Lãi trước thuế 2021 gần 27,376 tỷ đồng, nợ nghi ngờ gấp 4 lần

Rổ VN30 tuần qua ghi nhận nhóm kéo tăng chiếm ưu thế khi có đến 20 mã. Cổ phiếu có lực kéo mạnh nhất là HPG với gần 14 điểm. Trong khi đó ở chiều ngược lại, VIC “ghì chân” chỉ số với hơn 16 điểm.

Góp công lớn cho mức tăng của HNX-Index trong trong tuần qua chính là IDC với hơn 2.1 điểm kéo tăng. Chiều ngược lại, KSF, CEO và L14 lần lượt là 3 cổ phiếu làm mất điểm nhiều nhất với tổng cộng 3 điểm.

* KSF báo lãi ròng 2021 tăng trưởng 84%

* CEO đảo ngược tình thế trong năm 2021 nhờ hoạt động tài chính

* L14 lãi lớn trong quý 4 nhờ đầu tư cổ phiếu

HPG giúp VN-Index giữ vững đà tăng trong tuần giao dịch đầu năm Nhâm Dần

Nguồn: VietstockFinance

>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số

Bạn dự báo phiên đầu tuần (14/02), thị trường sẽ ra sao?

HPG giúp VN-Index giữ vững đà tăng trong tuần giao dịch đầu năm Nhâm Dần

Hà Lễ

[ad_2]