[ad_1]

Khối lượng hàng hóa qua cảng biển 4 tháng đầu năm ước tính đạt hơn 236 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu dự báo sẽ thiết lập mốc kỷ lục mới trong năm cùng giá cước vẫn ở mức cao giúp kinh doanh cảng biển, vận tải biển tiếp tục hưởng lợi…

Doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm. Doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm.

Thông tin từ Cục Hàng Hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt hơn 236 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, lượng hàng hóa nội địa thông qua tăng mạnh nhất với gần 99 triệu tấn, tăng 10%.

Khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển giữ vững đà tăng 2%, đạt khoảng 8 triệu TEUs. Trong đó, hàng container nhập khẩu có tỷ lệ tăng mạnh nhất với hơn 2,8 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam.Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam.

Riêng trong tháng 4, tổng khối lượng qua cảng biển ước đạt khoảng 59 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng container ước đạt khoảng 2 triệu TEUs, tăng 2%.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng thống kê một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng trong những tháng đầu năm như khu vực Quảng Ninh (tăng 11%), khu vực Quảng Nam (tăng 19%), khu vực Đồng Nai (tăng 8%), khu vực Thanh Hóa (tăng 6%, từ 9,5 triệu tấn lên 10,1 triệu tấn).

Tuy nhiên, cũng có một số khu vực cảng biển có lượng hàng giảm mạnh như khu vực Bình Thuận (giảm 13%), khu vực Cần Thơ (giảm 12%), khu vực Nghệ An (giảm 7%), khu vực Hà Tĩnh (giảm 4%). Khu vực cảng biển lớn như Vũng Tàu cũng ghi nhận mức giảm nhẹ 3%.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa được dự báo có thể lập mốc kỷ lục mới, đạt 750 tỷ USD trong năm 2022, tăng đến 12% so với năm trước, nhờ đó hoạt động kinh doanh cảng biển tiếp tục được hưởng lợi.

Mặt khác, theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cước vận tải biển đi Mỹ vẫn đang ở mức cao, hiện nay lên đến từ 13.000 – 14.000 USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000 USD/container, trong khi đó, giá cước trước dịch chỉ ở mức 3.000 USD/container. Cước tàu đi châu Âu dao động khoảng 12.000 – 14.000 USD/container…

Liên quan kết quả kinh doanh các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cảng biển đầu năm, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1 đạt 652 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 82% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 263 tỷ đồng. 

Theo giải trình từ phía công ty, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của công ty chủ yếu do đội tàu đem lại. Cụ thể, công ty đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý 1 năm nay nhiều hơn quý 1 năm trước.

Quý đầu năm, Gemadept ghi nhận doanh thu 880 tỷ đồng, tăng 28%; mức lợi nhuận sau thuế đạt 319 tỷ đồng, tăng đến 85% so với cùng kỳ. Gemadept vừa chính thức đạt 1 triệu TEU thông qua cảng Gemalink chỉ sau một năm đi vào hoạt động, lập kỷ lục mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam. Tính riêng quý 1/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Gemalink đạt 305.000 TEUs, chiếm 40% tổng sản lượng thông qua toàn bộ cảng Gemadept, tăng 3 lần so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần trong quý của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cũng tăng mạnh 57,9%, đạt hơn 402,1 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động vận tải đạt 397 tỷ đồng, chiếm 98,8% và tăng 58% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 55,75 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 19 tỷ đồng.

Năm 2022, Vosco xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 391 tỷ đồng, dù giảm sút so với năm 2021 nhưng vẫn đánh dấu mức lợi nhuận tích cực của khối vận tải biển khi giá cước tăng mạnh, nhất là tuyến quốc tế và tàu container.

Nguồn: https://vneconomy.vn/hon-236-trieu-tan-hang-hoa-qua-cang-bien-doanh-nghiep-cang-bien-van-tai-bien-van-lai-dam.htm

[ad_2]