[ad_1]

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, giai đoạn 2 với tổng vốn 1.335 tỷ đồng, vừa được Bộ Giao thông vận tải phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang khởi công, dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 năm…

Mỗi ngày, trên tuyến kênh Chợ Gạo có khoảng 2.000 tàu thuyền qua lại, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM. Mỗi ngày, trên tuyến kênh Chợ Gạo có khoảng 2.000 tàu thuyền qua lại, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM.

Dự án bao gồm nạo vét mở rộng luồng đường thủy gần 10 km, xây dựng công trình bảo vệ bờ nam kênh Chợ Gạo, cầu và đường dân sinh đi qua địa bàn các xã bờ phía nam, gồm: Bình Phục Nhứt, Bình Phan và thị trấn Chợ Gạo. 

Sau khi cải tạo, đoạn luồng trên đạt quy chuẩn luồng đường thủy cấp II, với chiều sâu hơn 3,5m, rộng hơn 50m và bán kính cong lớn hơn 500m, giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi hơn.

Uỷ ban nhân dân huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đã tiến hành áp giá bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng 5 khu tái định cư nhằm ổn định đời sống hơn 600 hộ ở ven bờ kênh, với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 683 tỷ đồng.

Kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, nối liền từ Rạch Lá đến rạch Kỳ Hôn, kết nối giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ.  Kênh đi qua huyện Châu Thành (tỉnh Long An) và các huyện Chợ Gạo, thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Theo thống kê, mỗi ngày đêm tuyến kênh này có khoảng 2.000 phương tiện thủy có trọng tải lớn, từ 200 tấn đến 1.000 tấn hàng hóa, qua lại.

Trong quá khứ, Kênh Chợ Gạo là con kênh đào thủ, do chính quyền Pháp thuộc cho tiến hành đào thủ công, bắt đầu từ năm 1876 và hoàn thành một năm sau đó. Kênh nối liền sông Tiền Giang với sông Vàm Cỏ là tuyến đường giao thông thuỷ huyết mạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tuyến kênh đường thủy nội địa độc đạo cho phương tiện vận tải sông có trọng tải lớn (từ 80 tấn lúc ban đầu) chuyên chở lúa gạo, nông sản, hàng hoá lưu thông từ đồng bằng sông Cửu Long đến Sài Gòn – TP.HCM.

Trước đó, vào năm 2015, kênh Chợ Gạo đã được đầu tư gần 800 tỷ đồng để nạo vét, thông luồng. Sau khi hoàn thành việc nạo vét, thông luồng, làm kè kênh, năm 2016 công trình được Bộ Xây dựng trao giải thưởng “Công trình chất lượng cao” (tháng 6/2016).

Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, năm 2018 công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng. Khi nước ròng (thủy triều xuống), tàu bè tải trọng lớn không thể qua lại, phải nằm chờ. Đến khi nước lớn (thủy triều lên), tàu bè tranh nhau chạy cho kịp thời gian nên thường xảy ra chen lấn, va chạm, mất an toàn giao thông đường thủy.

Tình trạng không duy tu, bảo dưỡng ngay sau khi công trình bị phát hiện xuống cấp, có nguyên nhân từ việc thiếu kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề gây khó khăn cho tàu thuyền lưu thông trên kênh Chợ Gạo không phải do độ sâu không đáp ứng mà là do bề rộng đáy kênh vẫn chưa được cải thiện. Vì vậy, khi đầu tư giai đoạn 2 sẽ mở rộng tuyến kênh về phía nam để bề rộng đáy kênh đạt 55m như thiết kế. Các tàu lớn có thể lợi dụng thủy triều lên để lưu thông thuận lợi.

Tháng 9/2020, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2.

[ad_2]