[ad_1]

Hiểu đúng về chữ dạ là câu chuyện nhân văn giúp bạn có một góc nhìn thấu đấu hơn về nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của người Việt.

Câu chuyện “Hiểu đúng về chữ Dạ”

Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ “dạ” là tỏ thân phận hèn kém, bền dưới, lép vế hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ người trên. Chữ “dưới” ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em con cháu trong gia đình. Vậy hiểu đúng về chữ dạ như thế nào?

Mình đi dạy kèm, ông nội đứa học trò ngang tuổi ba mình, vài lần tới sớm nhóc chưa kịp tắm hoặc ăn cơm, hay những khi mưa to phải ngồi chờ cho dứt con mới về là bác hay tiếp chuyện mình. Bác cẩn thận hỏi ba mẹ mình nhiêu tuổi, khi biết ba mình hơn bác một tuổi thế là bác khiêm tốn xưng chú và cười thẹn: “Thật là có lỗi với bác bên nhà quá”

Hieu-dung-ve-chu-Da-mot-net-van-hoa-dep-can-giu-gin-2

Mình nghe vậy cũng chữa thẹn cho bác nói: “Dạ, con cũng như em út của các anh chị bên đây nên bác là bác cũng phải mà”

Điều đặc biệt là mỗi câu trả lời của bác luôn có chữ “dạ” đệm ở đầu câu như “Dạ hồi thành còn thanh niên tui cũng ham chơi lắm cố”, hay “dạ cháu nó còn dang dở chén cơm cô vui lòng ngồi chờ chút”, “Dạ, xin lỗi cô hai bác bên nhà năm nay chắc còn mạnh?”,…

Những năm sau này không tiện ghé thăm bác mình gọi điện hỏi thăm. Ngôn ngữ bác dùng trên điện thoại lại càng trang trọng hơn: “Dạ thưa cô cháu nó lớn rồi mà tui cũng còn lo lắm”, “Dạ, thưa cô năm nay cũng không đi lại nhiều bị cái chân nó không còn được như xưa”, “Dạ, bà nhà tui kỳ này cũng ít còn may vá”,…

Mỗi lần gọi học sinh phát biểu, tụi nhỏ không chịu trả lời ngay mà cứ “dạ thưa cô”, “thưa cô con đọc bài”, nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng không kìm bớt cái tính nóng nảy lại.

Quảng cáo

Dạo bình luận trên facebook thấy mọi người đối đáp có chữ dạ, chữ thưa sao mà thấy vui quá. Mình dạy tiếng Anh nên không ác cảm với chữ “Ok” như một số người hiểu lầm là lối nói xấc xược. Nhưng thấy mọi người hay chốt câu chuyện bằng chữ “dạ anh”, “dạ chị”, “dạ bác” thì vẫn thấy vui hơn chữ “Ok” gọn lỏn.

Hieu-dung-ve-chu-Da-mot-net-van-hoa-dep-can-giu-gin

Những gia đình còn cố giữ lễ nghi, phép tắc vẫn dạy con luôn có chữ “dạ” đầu câu, dạy con hiểu đúng về chữ dạ. Cô hỏi con mới đi Đà Lạt về hả, trò liền trả lời “Con mới về á cô”, mẹ liền quay qua nhắc nhở con “Con phải nói dạ con mới về chứ”, “Con 5 tuổi thì con phải thưa dạ thưa con 5 tuổi”, “Con ăn rồi thì con phải nói dạ con ăn cơm rồi”,…

Lang thang quán xá, “Chị ơi tính tiền”, “Dạ của em 5 chục nha!”, ra khỏi quán anh bảo vệ hỏi đi hướng nào để dắt xe giùm thì ngại quá bảo anh cứ để em, ảnh lại nói: “Dạ không sao chị, chị cứ để tui”.

Xứ đàng trong chữ “dạ” đệm đầu câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn và thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi phép tắc chứ nào phải đớn hèn, nhục nhã gì đâu!.

Còn bạn, bạn hiểu thế nào về chữ “dạ”?

Xem thêm: Để dành đến tết – câu chuyện nhân văn gợi nhớ kỷ niệm của bao người

[ad_2]