[ad_1]

Hãy nói với con trẻ rằng, khi còn ở độ tuổi có thể chuyên tâm học hành, đọc sách thì hãy trân trọng, có như thế con đường sau này mới rộng mở và dễ đi.

1.   Hãy nói với con trẻ: Người thường xuyên đọc sách thắng trong lời nói

Tình cờ xem được một đoạn video nói về cảnh kết nghĩa huynh đệ của 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong “Tam quốc diễn nghĩa” vừa hài hước, nhưng cũng rất đáng để suy ngẫm.

Trong đoạn video, Quan Vũ thể hiện tâm ý với Lưu Bị: “Quan Vũ tôi từ lâu tôn thờ hai chữ trung nghĩa, đúng như người ta nói “Có chí chọn gỗ, trời ban gỗ tốt, dốc lòng tìm chúa, trời cho chúa hiền”, tâm nguyện của Quan mỗ thế là thỏa lắm rồi. Từ nay về sau, tính mạng của tại hạ xin trao cả cho Lưu huynh, quyết không hai lòng”.

Trương Phi nói theo: “Đệ cũng vậy”.

Quan Vũ tiếp tục nói: “Quan mỗ quyết cùng hai vị có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, sống cùng sống chết thì cùng chết, suốt đời bên nhau”.

Trương Phi nói theo: “Đệ cũng vậy”.

Quan Vũ tiếp tục: “Nếu trái lời thề, trời không tha đất không dung.”

Trương Phi tiếp: “Đệ cũng vậy.”

Dưới video, có người bình luận rằng: “Đây chính là điểm khác biệt giữa người đọc sách và không đọc sách”. Tôi cũng tán đồng với ý kiến này!

Hay-noi-voi-con-tre-nguoi-thuong-xuyen-doc-sach-thang-o-diem-nao-1

Trong cuộc sống, bạn sẽ phát hiện ra rằng, có người dễ dàng xuất khẩu thành thơ, bất kể nói gì ra cũng đều rất bùi tai, thuyết phục, khiến người ta nghe cảm thấy rất thoải mái. Nhưng cũng có người một câu nói ra cũng không được hoàn chỉnh, đăng một bài viết đâu đâu cũng thấy lỗi. Lại có người trông thì có vẻ như là có văn hóa, nhưng thực ra lại chuyên đi lấy lời người khác rồi bảo đó là của mình.

Phương thức và nội dung trong lời nói của một người sẽ biểu đạt một cách trực quan tri thức và tầm tư tưởng của người đó. Người không đọc sách, tức giận lên cũng chỉ biết nói ra mấy lời mắng chửi bậy bạ, vừa không giải quyết được vấn đề, lại còn bị người khác chê cười. Là người bố người mẹ hiểu biết, hãy nói với con trẻ thường xuyên đọc sách. Đừng để con cái sau này khi trưởng thành rồi mới phát hiện ra, thì ra người không đọc sách ngay từ lời nói đã thua người khác rồi.

2.   Hãy nói với con trẻ: Người thường xuyên đọc sách thắng ở tầm nhìn

Tác giả Ann Morgan từng có một bài thuyết giảng trên TED mang tên “Người không đọc sách rốt cuộc thua ở đâu?”. Trong đó có một đoạn khiến mọi người vô cùng ấn tượng, rằng: “Đọc sách giúp tôi nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình, giúp tôi giữ được thái độ khiêm tốn với những thiếu sót của mình và hơn hết là nó giúp tôi mở rộng tầm nhìn. Đắm chìm trong những cuốn sách, giữa những quốc gia và nền văn hóa khác nhau, tư tưởng của tôi trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết”.

Người thường xuyên đọc sách thắng ở đâu? Chính là ở tầm nhìn. Đọc càng nhiều sách, bạn sẽ càng có cái nhìn bao dung hơn với mọi sự trên thế giới.

Hay-noi-voi-con-tre-nguoi-thuong-xuyen-doc-sach-thang-o-diem-nao-2

Ai đó từng nói rằng: “Khi bạn đọc sách và sáng tạo thường xuyên, bạn cũng sẽ thường xuyên nhận ra được sự hạn chế của mình”. Người thường xuyên đọc sách có thể nhận thức bản thân rõ ràng hơn. Người đó có thể nhận ra điểm yếu của mình và càng rõ ràng bản thân đang theo đuổi điều gì. Ngược lại, càng là những người không đọc sách, càng khó để nhìn nhận mình một cách rõ ràng. Họ không nhìn ra được sự hạn chế của bản thân, cũng không nhận ra ưu điểm của mình.

Quảng cáo

Hãy nói với con trẻ rằng, người không đọc sách thua ở khả năng tự ngẫm lại chính mình. Và năng lực này vừa hay lại chính là nhân tố quyết định vinh quang và thành tựu của một người.

3.   Hãy nói với con trẻ: Người thường xuyên đọc sách thắng ở mức lương và đãi ngộ

Cách đây không lâu, thông tin Huawei chiêu mộ “sinh viên tốt nghiệp khóa năm nay” với mức lương năm 200 vạn tệ (khoảng 6,6 tỷ đồng) đã khiến khắp mạng xã hội Trung Quốc dậy sóng. Vào công ty lớn với mức lương cao, ai mà chẳng muốn.

Nhưng khi nhìn vào sơ yếu lý lịch của những “sinh viên tốt nghiệp khóa năm nay” đó, tất cả đều là tiến sĩ trong các trường đại học hàng đầu. Không những vậy, mỗi người trong số họ đều đạt được thành quả nhất định trong lĩnh vực tương ứng của mình thông qua quá trình nghiên cứu và nghiên cứu chuyên sâu. Lúc ấy, tất cả mọi người đều đồng thuận rằng, suy cho cùng thì Huawei cũng chỉ đơn thuần là trả một cái giá xứng đáng cho năng lực của “những sinh viên” này mà thôi.

Đúng vậy, bằng cấp là phần thưởng cơ bản nhất, còn công việc tốt chính là phần thưởng xứng đáng nhất dành cho những năm tháng miệt mài đọc sách, họ hành của họ.

Hay-noi-voi-con-tre-nguoi-thuong-xuyen-doc-sach-thang-o-diem-nao-4

Khi bước chân vào xã hội bạn sẽ dần dần phát hiện ra, trong môi trường làm việc hiện nay, người thường xuyên đọc sách, tìm tòi học hỏi sẽ ngày một có tiền đồ hơn. Họ có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn những người khác, bởi nhà kho tri thức của họ đồ sộ hơn so với người khác.

Cái gọi là nơi làm việc, nó luôn ưu ái hơn cho những người có năng lực. Vì thế, việc họ được hưởng mức lương cao, nhanh chóng được thăng chức cũng là điều bình thường mà thôi. Ở đời, phàm là người có năng lực ai lại muốn buông bỏ việc đọc sách – thứ vũ khí giúp nâng cao bản thân một cách hiệu quả cơ chứ?

4.   Hãy nói với con trẻ: Người thường xuyên đọc sách thắng ở chất lượng cuộc sống

Có người từng nói: “Cuộc sống, không phải là bạn sống được bao nhiêu ngày, mà là bạn nhớ được bao nhiêu ngày, hãy sống sao cho mỗi ngày đều thật đáng nhớ”.

Trên đời có rất nhiều người sống cả một đời tầm thường, mỗi ngày đều lặp lại một cách đơn điệu. Để rồi khi tới già nhớ lại, dường như không có một ngày nào sống là đáng sống cả.

Nhà văn Yan Geling từng nói: “Đọc sách, môn học tinh thần này, nó giúp con người ta thoát ra khỏi những ham muốn thế tục như tiền bạc, vật chất hay cái đẹp bên ngoài…”. Đọc sách không chỉ giúp con người thành công danh toại về mặt thế tục, mà hơn hết nó giúp làm phong phú nội tâm bên trong của chúng ta. Qua những cuốn sách bạn sẽ thấy mỗi ngày trôi qua không hề vô vị.

Hay-noi-voi-con-tre-nguoi-thuong-xuyen-doc-sach-thang-o-diem-nao-3

Người thường xuyên đọc sách sẽ chẳng bao giờ cảm thấy việc ở một mình là dày vò, cô độc, cũng sẽ chẳng cho rằng chỉ có náo nhiệt mới khiến con người ta thức sự vui vẻ. So với những người không đọc sách, họ sẽ có nhiều sở thích và thói quen để làm tăng giá trị cho thời gian hơn. Bởi lẽ, thế giới tinh thần của họ được thỏa mãn, nên dù không có ti vi hay điện thoại họ vẫn có thể sống thật vui vẻ và trọn vẹn.

Là một người bố người mẹ hiểu biết, hãy dạy con trẻ tìm thấy sự thú vị trong mỗi trang sách. Đừng để con trẻ cứ sống rồi cảm thấy mệt mỏi, vô vị, tinh thần thiếu đi cái gì đó, như thế tâm thái rất dễ bị mắc bệnh.

Chúng ta không nhấn mạnh việc đọc sách nhất định có thể đem lại bao nhiêu thành công và may mắn, cũng không nói người không đọc sách sẽ không nên được việc gì. Nhưng ít nhất, càng đọc nhiều sách, cảm ngộ của bạn với thế giới sẽ rộng mở hơn, cơ hội tiếp xúc với những sân khấu rộng lớn và nguồn lực dồi dào sẽ càng nhiều hơn. Hãy nói với con cái rằng, khi còn ở độ tuổi có thể chuyên tâm học hành, đọc sách, hãy trân trọng nó. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, con đường đời sau này của trẻ mới ngày càng rộng mở và dễ đi.

Xem thêm: Đúc kết của chuyên gia: Cha mẹ có con thành đạt không bao giờ làm 4 điều này

[ad_2]