[ad_1]

Lý thuyết hạnh phúc của người đàn ông thiên tài Albert Einstein, sống khiêm tốn mà bình yên còn hơn giàu có đầy âu lo. Nếu bạn đang kiếm tìm hạnh phúc hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về những gì mà Albert Einstein đã nói.

Nếu hỏi ngẫu nhiên 3 người bạn gặp trên đường rằng hạnh phúc là gì thì chắc chắn bạn sẽ nhận được 3 đáp án khác nhau. Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, bởi nó sẽ thay đổi với từng cá nhân, từng hoàn cảnh. Nhưng nó lại là thứ mà người da dành cả đời để tìm kiếm.

Nếu có bí quyết để trở nên hạnh phúc thì chắc chắn hầu hết mọi người đều sẵn sàng chi ra số tiền lớn để có được nó. Và trên thực tế, đã có một số người làm vậy. Vài năm trước, một cuộc đấu giá nhỏ được tổ chức tại Jerusalem. Trong số những vật phẩm được đem ra đấu giá có 2 mảnh giấy trông rất đỗi bình thường thế nhưng giá trị của chúng lại không hề nhỏ. Một mảnh được định giá 1.56 triệu USD và mảnh còn lại có giá 240 nghìn USD.

Ly-thuyet-hanh-phuc-cua-Albert-Einstein-4

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, không biết 2 mảnh giấy đó có điều gì đặc biệt mà khiến người ta dùng cả gia tài để sở hữu. Đó chính là lý thuyết hạnh phúc của Albert Einstein.

Lý thuyết hạnh phúc của Achilles

Một trong những điều ấn tượng nhất của “The Illiad”, được kể lại bởi Homer – người thợ rèn thời cổ đại, chính là những lựa chọn mà Achilles có được khi vừa mới sinh ra bởi nữ thần Thetis : “Sống một cuộc đời ngắn ngủi, không hạnh phúc nhưng đầy vinh quang, được ghi nhớ muôn đời. Hay sống một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc, bình yên nhưng sẽ sớm bị lãng quên”.

Achilles đã lựa chọn sống một cuộc đời vinh quang. Và thế là ông không ngừng chiến đấu, giết chết Hector – người bảo vệ vĩ đại của thành Troy. Nhưng sau đó, Achilles lại bị một mũi tên bắt vào gót chân và ra đi mãi mãi.  Những chiếc tích của ông đã được đưa vào lịch sử, đến hàng nghìn năm sau vẫn được mọi người thảo luận như một vị anh hùng đáng kính.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ bản sử thi của Homer ta sẽ thấy sự lưỡng lự, phân vân của Achilles khi đứng trước sự lựa chọn hạnh phúc. Nhưng bằng cách nào đó, Achilles đã lắng nghe được sự khát khao trong sâu thẳm tim mình và biết đâu là con đường mình nên đi.

Lý thuyết hạnh phúc của Albert Einstein

Hàng nghìn năm sau, vào năm 1921 Albert Einstein được trao giải Nobel Vật Lý, trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực này. Sau đó, ông đã có nhiều chuyến công du ở các nước để thực hiện các bài giảng, chia sẻ kiến thức của mình đến với mọi người. Năm 1922, Einstein đã đến thăm Nhật Bản.

Trong câu chuyện kể lại, Einstein đang rời khỏi khách sạn của mình tại Tokyo thì một nhân viên khuân vác hành lý đã đến và đưa ông một thứ gì đó. Và không biết lý do gì mà Einstein lại không cho anh ta tiền tip như thường lệ, thay vào đó ông lấy giấy bút ra và viết. Đó chính là thứ mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là lý thuyết hạnh phúc của Einstein.

Ly-thuyet-hanh-phuc-cua-Albert-Einstein-1

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống bình lặng, khiêm tốn sẽ mang lại hạnh phúc nhiều hơn là việc theo đuổi thành công nhưng lại phải thường xuyên bồn chồn, lo lắng”.

Điều ông nói là điều mà hầu hết mọi người trong thế giới hiện đại coi là quan điểm sai lầm, lỗi thời. Trái ngược hoàn toàn với “văn hóa sống vội” của thế kỷ 21, người đàn ông thiên tài lại tin rằng một cuộc sống bình lặng, khiêm tốn mới thật sự mang lại cho ta hạnh phúc. Lý thuyết hạnh phúc này của Albert Einstein cũng hoàn toàn trái ngược với Achilles.

Quảng cáo

Albert Einstein rất hâm mộ Baruch Spinoza – một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái sống ở thế kỷ 17. Và phần lớn các triết lý trong cuộc sống mà Einstein chiêm nghiệm đều chịu ảnh hưởng từ nhà tư tưởng vĩ đại này.

Cuộc sống của Spinoza như một bức tranh thu nhỏ, là minh chứng rõ ràng nhất cho ý tưởng của Einstein về sự bình yên và khiêm tốn. Ông từ chối chức vụ giáo sư và một số tiền lớn để có được một cuộc sống bình dị. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng đổi lại lựa chọn này đã mang đến cho Spinoza thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là không gian để theo đuổi những ước mơ của riêng mình một cách hoàn toàn tự do.

Cũng giống như Spinoza, Einstein không quá bận tâm đến danh vị hay tiền bạc. Trong một cuộc phỏng vấn khá nổi tiếng năm 1929, ông đã đi sâu hơn vào việc mô tả điều khiến ông thật sự hạnh phúc:

Albert Einstein đã nói: “Tôi hạnh phúc vì tôi không đòi hỏi thứ gì từ bất kỳ ai. Tôi không quan tâm đến tiền bạc. Chức danh hay quyền lợi đều không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi không cần những lời khen ngợi sáo rỗng. Điều duy nhất có thể mang lại cho tôi niềm vui, ngoài công việc, cây vĩ cầm và chiếc thuyền buồm của tôi, là sự đánh giá cao của những người đồng nghiệp.”

Sau đó, ông này đã đối chiếu những điều nêu trên với cuộc sống của những người đứng đầu ngành công nghiệp cùng thời. Trong khi họ nỗ lực tìm kiếm sự giàu có và thành công, nghĩ rằng điều đó sẽ mang lại cho họ tự do, thì những gì mà họ nhận được chỉ là sự trói buộc gò bó.

Suy nghĩ của Einstein hoàn toàn có thể phản ánh được trí tuệ của người xưa. Và nó vẫn vững vàng trước thử thách của thời gian.

Mỗi lý thuyết hạnh phúc đều có một kiểu phấn đấu khác nhau

Sống một cuộc đời khiêm tốn không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng. Einstein đã từng khuyên mọi người nên gắng cuộc đời mình với việc nỗ lực, cố gắng hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Thay vì việc trở nên giàu có, quyền lực thì Einstein đã gắn cuộc đời mình với việc khám phá, tìm ra cách mà thế giới vận hành. Ông chưa bao giờ mong muốn sở hữu nhiều ngôi nhà sang trọng, hay xe hơi đắt tiền, điều ông cần chỉ là tập trung và đắm chìm vào công việc mình yêu thích. Và việc tập trung điều gì đó khiến ta không nhận ra dòng chảy của thời gian chính là trạng thái để ta tiến gần đến hạnh phúc.

Ly-thuyet-hanh-phuc-cua-Albert-Einstein-5

Sẽ không có công thức nào được gọi là công thức chính xác cho hạnh phúc. Con người chúng ta sẽ có những nhu cầu khác nhau để cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, góc nhìn sâu sắc của Einstein về thứ mang lại hạnh phúc có thể được ta áp dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc có được một cuộc sống bình lặng, số hết mình vì đam mê và hài lòng về những điều mình làm được sẽ khiến bạn thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều so với việc chạy theo những thứ hào nhoáng, vô bổ ngoài kia.

Những lời khuyên tốt nhất không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Đừng quá nóng vội, theo thời gian, bạn sẽ có được những gì mà mình muốn. Như điều mà Einstein đã ghi lại trong mẩu giấy khi đưa cho nhân viên khuân vác:

“Chỉ cần có ý chí, sẽ có cách để thực hiện.”

Xem thêm: Sự thiện lương là ngọn nguồn của mọi điều kỳ diệu

[ad_2]