[ad_1]
Khi còn trẻ, chúng ta có nhiều hoài bão, luôn muốn làm điều gì đó để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng người thực sự có thể đạt được ước mơ của họ lại không có mấy ai. Ngẫm nghĩ cũng có đạo lý, bởi vì ước mơ là ước mơ, rất khó để những điều trong ước mơ trở thành hiện thực.
Có rất nhiều người, theo năm tháng trưởng thành, những ước mơ của họ đã không còn cơ hội trở thành hiện thực nữa. Thế là họ bắt đầu thanh tỉnh, tỉnh khỏi giấc mộng. Khi lý trí chiến thắng mộng tưởng, họ sẽ nhận ra rằng có một số điều cho dù chúng ta làm việc chăm chỉ như thế nào đi nữa thì cũng không thể có được, nhưng một số điều lại không cần phải quá nỗ lực mà cũng có thể dễ dàng có được. Chúng ta bắt đầu minh bạch ra rằng tốt hơn hết là hãy để vạn sự tuỳ duyên.
Khi nhàn rỗi, mở xem các sách cổ, bạn sẽ thấy rằng rất nhiều chân lý cổ nhân đã ghi lại vô cùng rõ ràng. Sách sử “Triều Dã Thiêm Tái” có ghi lại một câu chuyện nhỏ về Nguỵ Trưng. Kể rằng, vào thời nhà Đường khi Nguỵ Trưng nhậm chức quan Bộc dạ, có hai người chủ quản giúp ông xử lý công việc. Ngay khi Ngụy Trưng nằm ngả lưng sau chuyến thăm dài, hai người ở ngoài cửa sổ bàn luận. Một người nói: “Chức quan của chúng ta đều là do ông ấy định đoạt”. Người kia nói: “Tất cả đều do Trời định”. Ngụy Trưng nghe được liền viết một phong thư, sai người nói “do ông ấy định đoạt” mang đến phủ Thị lang. Bức thư có đoạn: “Xin hãy cho người này một chức quan tốt”. Người này không hề biết nội dung bên trong bức thư là gì. Chẳng may khi bước khỏi cửa anh ta liền bị đau tim không đi được, đành phải nhờ người mà nói câu “do Trời định” đưa thư giùm. Ngày hôm sau, có lệnh rằng người “do ông ấy định” ở lại; còn người “do Trời định” được đưa đi. Nguỵ Trưng lấy làm kỳ lạ, liền hỏi bọn họ, bọn họ thật tình kể lại toàn bộ sự việc. Nghe xong Ngụy Trưng thở dài nói: “Chức quan bổng lộc quả thật là do Trời định!”
Những người không trục lợi và có niềm tin vào Thần đều được phúc báo, còn những người không có niềm tin vào Thần thì không được bảo hộ. Nghe có vẻ là chuyện không thể tưởng tượng được, kỳ thực đạo lý trong đó rất đơn giản. Thần luôn có năng lực lớn hơn con người, những người tin vào Thần sẽ không đầu cơ trục lợi, không làm tổn hại lợi ích của người khác, thuận theo sự an bài của ông Trời, đây mới là lựa chọn đúng đắn nhất.
Gia Cát Lượng năm xưa hiểu rõ đạo lý này, nhưng dù sao cũng phải báo đáp ơn tri ngộ của Lưu Bị, ông biết rõ không thể thống nhất thiên hạ nên chỉ có thể làm như vậy (cống hiến cả cuộc đời phò tá Lưu Bị). Ông để lại cho hậu nhân một câu nói nổi tiếng: ” Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“, để nhắc nhở thế hệ mai sau đừng quá chấp mê vào những thứ mình không thể đạt được.
Điều gì nên nỗ lực thì hãy nỗ lực, điều gì nên buông bỏ thì hãy buông bỏ. Chỉ quan tâm nỗ lực mà không chấp trước vào kết quả, vậy mới là tốt nhất. Hãy để vạn sự tuỳ duyên!
Nguyệt Hòa
Theo Chánh Kiến
[ad_2]