[ad_1]

Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân

Những câu chuyện ý nghĩa dưới đây sẽ cho chúng ta thấy: Những hành động, sự việc dù nhỏ đến đâu, nhưng khi tích lũy đủ lớn đủ lượng sẽ dẫn đến những thay đổi lớn lao không lường trước được.

“Quét nhà không xong, lấy gì quét thiên hạ?”

Cuốn Hậu Hán Thư có câu chuyện về một thiếu niên anh tài tên là Trần Phiên. Phiên tự cho mình là bất phàm; muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một ngày nọ, một người bạn của cha Trần Phiên là Tiết Cần đến thăm. Khi thấy nhà quá bề bộn bẩn thỉu, bèn hỏi: “Tại sao không quét nhà?

Trần Phiên trả lời: “Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao phải lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như quét nhà?”.

Tiết Cần liền lập tức đáp: “Quét nhà không xong, lấy gì quét thiên hạ?

Nghe vậy, Trần Phiên lặng người suy nghĩ một hồi rồi hiểu ra và không nói thêm được lời nào. Thật ra, hoài bão muốn “quét thiên hạ” của Trần Phiên là điều không sai; nhưng vấn đề nằm ở chỗ cậu không ý thức được rằng “thiên hạ” là cần vô số nhà dựng nên, trước khi muốn “quét được thiên hạ” thì cậu phải đủ bản lĩnh “quét nhà”.

“Quét nhà không xong, lấy gì quét thiên hạ?”
Tuân Tử từng nói: “Không tích bước đi, không đạt được ngàn dặm; không tích dòng chảy nhỏ, không thể thành biển sông.”

Nếu như ngay đến việc nhỏ cũng không làm, hỏi sao có thể làm nên đại sự? Trong “Khuyến học”, Tuân Tử từng nói: “Không tích bước đi, không đạt được ngàn dặm; không tích dòng chảy nhỏ, không thể thành biển sông.

Trí huệ của các bậc Thánh hiền thời xưa cho chúng ta thấy rằng: “Dù làm chuyện gì cũng không thể một bước mà thành.” Vì vậy, chính từ việc nhỏ, tích lũy tiến bộ từng chút không ngừng, cuối cùng sẽ có thể thành tựu được việc lớn.

“Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”

“Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, tạm dịch “hành trình ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân.” (Lão Tử – chương 46).

Lão Tử đã dùng rất nhiều ví dụ để nói lên quy luật rằng “Sự vật luôn phát triển từ nhỏ đến lớn”.

Ông nói: “Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ; thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”. Tạm dịch là: Cây to dùng hai tay mới ôm xuể là nhờ sinh trưởng từ cành non nhỏ bé; đài cao chín tầng là được xây từ một mô đất mà thành; lộ trình ngàn dặm xa xôi như vậy cũng bắt đầu từ bước chân đầu tiên.

Trong cuốn “Vi Học” nhà văn Bành Đoan Thục thời nhà Thanh đã kể lại câu chuyện về một nhà sư giàu và một nhà sư nghèo sống ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Cả hai đều muốn thực hiện chuyến hành hương qua biển Nam Hải đến Ấn Độ để lễ Phật.

Nhà sư giàu có nói với nhà sư nghèo: “Mấy năm nay tôi luôn dự tính thuê một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông xuống Nam Hải, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được, còn ông thì dựa vào gì mà đi chứ?

Một năm sau, trong khi hòa thượng giàu vẫn còn loay hoay chưa chuẩn bị xong chuyến đi; nhà sư nghèo đã trở về từ chuyến hành hương. Nhà sư giàu rất kinh ngạc, nhà sư nghèo nói với nhà sư giàu: “Trong suốt cuộc hành trình của mình, tôi chỉ dựa vào bình nước và cái bát xin ăn. Chúng là tất cả những gì tôi cần để hoàn thành ước nguyện”. Nhà sư giàu nghe xong xấu hổ không nói nên lời.

“Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”

Nhà sư nghèo đã đạt được mục tiêu bằng cách dám bước đi chỉ lòng dũng cảm và ý chí mà hành động. Ngược lại, nhà sư giàu chỉ biết ôm ấp giấc mơ của mình như giấc mộng. Không dám bước đi đầu tiên, làm sau có thể thực hiện được sự việc.

Hoài bão vĩ đại không thể thực hiện chỉ bởi lời nói suông. Mà phải làm bằng cả ý chí và sức lực thì mới mong đạt được thành công. Lịch sử có ghi chép nhiều bậc học giả với học thức uyên bác và tài hoa xuất chúng. Đây không phải là thành quả của một sớm một chiều, cũng không phải của tài năng thiên phú. Thực tế, họ đã phải ngồi rách đệm lót hay mài thủng đá mài mực, thì mới có thể khổ học thành tài.

“Bờ đê ngàn dặm vì hang kiến mà sập”

Câu nói “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ đê ngàn dặm vì hang kiến mà sập) trích từ “Hàn Phi Tử – Dụ Lão” của Hàn Phi.

Bờ đê ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến; Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”. Một tổ kiến nhỏ bé, có thể khiến bờ đê cao trăm dặm đổ sập. Thật vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.

Thời xưa, có một thôn trang gần bờ sông Hoàng Hà. Vì để phòng chống lụt, nông dân trong thôn xây đắp một bờ đê. Ngày nọ, một người nông dân lớn tuổi vô tình phát hiện ra lỗ kiến nhỏ. Sau đó, rất nhanh nó đã sinh sôi nảy nở nhiều lên. Ông tự hỏi, những lỗ kiến này có ảnh hưởng đến bờ đê hay không?

Ông định quay về thôn báo cáo, trên đường về gặp đúng con trai mình. Sau khi nghe xong ý định của cha, con trai ông lão tỏ ra bàng quang, nói rằng: Bờ đê kiên cố như vậy, còn sợ mấy con kiến nhỏ bé sao?

Bờ đê ngàn dặm vì hang kiến mà sập
“Bờ đê ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến; Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”.

Tối hôm đó, mưa gió bão bùng, mực nước dâng cao, nước sông dữ dội từ các lỗ hổng của tổ kiến chảy vào liên tục. Cuối cùng bờ đê nổ tung, làm ngập một vùng thôn trang và ruộng vườn bên sông.

Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng cũng có thể làm hủy hoại một con người. Một quyết định sai lầm của Vua có thể dẫn đến mất nước. Nên cổ nhân có câu: “Mang chí lớn, nể tiểu tiết”, tạm hiểu là “ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết”.

(Nguồn: The Epoch Times)

Xem thêm

[ad_2]