[ad_1]

Đất đấu giá ngoại thành Hà Nội gần 100 triệu đồng/m2

Những tháng gần đây, các phiên đấu giá đất ở huyện Quốc Oai, Thanh Trì, Chương Mỹ… của TP.Hà Nội đã thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia. Nhiều lô đất có giá trúng cao gấp hơn 2 lần so với giá khởi điểm.

  • Sau “sốt đất”, giá khởi điểm đấu giá đất vùng nông thôn cao ngất

Mới đây, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 32 thửa đất tại lô S2 thuộc khu đấu giá ĐG06/2019. Trong đó, các lô đất có diện tích từ 105- 134,5m2, giá khởi điểm từ 25,7 – 47,7 triệu đồng/m2, tương đương 2,7 đến 6,5 tỷ đồng/lô.

Kết quả sau phiên đấu giá được ghi nhận, các thửa đất có giá khởi điểm 47,7 triệu đồng/m2 thì giá trúng dao động từ 63,9 – 76,9 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, lô góc S2-16 có diện tích 134,3 m2 có giá khởi điểm 47,7 triệu đồng/m2 nhưng giá trúng lên đến 99,3 triệu đồng/m2, tương đương 13,3 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần giá khởi điểm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư này còn trúng đấu giá lô đất rộng 105m2, với mức giá 76,9 triệu đồng/m2, tương đương hơn 8 tỷ đồng.

Tương tự, cũng trong tháng 11/2021, nhiều khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ được UBND huyện Thanh Trì đấu giá thành công với mức giá cao gấp 2 – 3 lần giá khởi điểm.

Hà Nội: "Chốt" đất đấu giá huyện ngoại thành chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2 - Ảnh 2.

Khu đất xen kẹt xã Đại Áng được UBND huyện Thanh Trì đã được tổ chức đấu giá. Ảnh: Trần Kháng

Cụ thể: Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở tại khu đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt, nhỏ lẻ xã Liên Ninh (thôn Thọ Am) là 21,501 triệu đồng/m2; tại xã Đại Áng (thôn Đại Áng) là 17,586 triệu đồng/m2 và tại xã Tả Thanh Oai (thôn Siêu Quần) là 15,525 triệu đồng/m2. Chiều cao xây dựng của các dự án từ 3 – 5 tầng và mật độ xây dựng từ hơn 80 – 100% tùy vào từng vị trí.

  • Chiêu trò “thâu tóm” đất đấu giá của “nữ tướng” Vimedimex Nguyễn Thị Loan tinh vi hơn vợ chồng Đường “Nhuệ” như thế nào?

Thế nhưng, kết quả phiên đấu giá tại các khu đất này được đẩy lên cao chót vót, thậm chí có một số lô đất có giá đấu thành công cao tới 2 – 3 lần so với giá khởi điểm. Lô số 26 khu đất đấu giá Đại Áng có diện tích 61,3m2 với giá 66,686 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 4 tỷ đồng.

Hay như thửa đất ký hiệu số 7, diện tích 60,5m2 trúng với giá 50,086 triệu/m2; thửa có ký hiệu số 1, 82,1m2 trúng với giá 30,086 triệu/m2; 50m2 ký hiệu số 9 trúng với giá 46,7 triệu/m2; 50m2 ký hiệu số 20 trúng với giá 46,9 triệu/m2.

Tại thôn Thọ Am, xã Liên Ninh có lô đất số 01, diện tích 82,1m2, có giá trúng là 58,801 triệu/m2, tương đương khoảng 4,8 tỷ đồng/lô. Hay tại lô đất số 07 có diện tích 76,8m2 có giá trúng là 55,301 triệu/m2, tương đương 4,2 tỷ/lô.

Theo so sánh, mức giá trên ngang ngửa với một số nơi thuộc quận nội thành như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai…

Cẩn trọng “ngáo giá”

Thực tế, dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn cả thế giới, ảnh hưởng tiêu cực tới các giao dịch trong xã hội. Bất động sản, trong đó có đất nền là kênh đầu tư được nhiều người ưu tiên. Do đó, thời gian gần đây, hoạt động đấu giá đất tại nhiều địa phương trở nên sôi sục hơn.

Tuy nhiên, nhiều người tham gia phiên đấu giá cũng như nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm cho rằng, giá trị các lô đất trúng đấu giá đang vượt xa so với giá trị thực tế đang giao dịch trên thị trường. Đáng nói hơn, những người tham gia đấu giá đất đều không có nhu cầu ở thực, đa phần là đều mua để bán lại ăn chênh.

Hà Nội: "Chốt" đất đấu giá huyện ngoại thành chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2 - Ảnh 4.

Hàng trăm nhà đầu tư tham gia một phiên đấu giá đất ở Hà Nội tổ chức tháng 10 vừa qua. Ảnh: Trần Kháng

Anh Nguyễn Phúc Hưng – nhà đầu tư ở Hà Nội cho biết, hiện nay, dự án bất động sản được phân lô bán nền ở Hà Nội đang khan hiếm, trong khi đó các khu đất được đem ra đấu giá được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn. Đơn giản như: Quy hoạch rõ ràng, nằm ở vị trí giao thông thuận lợi và gần trường học, bệnh viện, các thủ tục cấp sổ đỏ nhanh…

Tuy nhiên, anh Hưng cũng cho rằng, đất đấu giá hiện nay đang được trúng với giá cao, khó thanh khoản và cũng tiềm ẩn gặp rủi ro lớn. Không ít người bỏ giá quá cao nên phải bỏ cọc, nếu mua vào có khi thành ôm nợ.

Hà Nội: "Chốt" đất đấu giá huyện ngoại thành chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2 - Ảnh 5.

Môi giới rao bán lô đất mới trúng đấu giá ở huyện Thanh Trì (TP.Hà Nội). Ảnh: Trần Kháng

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư tham gia đấu giá đất giống như tham gia một cuộc chơi có yếu tố “xanh – chín”, “5 ăn – 5 thua”. Nếu trúng được giá rẻ hơn so với thị trường thì khả năng thanh khoản lớn và có lãi. Còn nếu nhà đầu tư “ôm” phải giá cao thì phải buộc bán giá cao và việc này rất khó để có người mua nên đường cùng là phải bỏ cọc”, ông Đính cho biết.

Về rủi ro trong đấu giá đất, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cảnh báo, khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường đất đấu giá cần thẩm định, so sánh giá với các địa điểm tương đồng. Điều này sẽ tránh bị cuốn theo dòng thổi giá và phải “bỏ của chạy lấy người”.

“Nhiều nhà đầu tư “ôm” là khi giá đất đang “sốt” nên cho rằng thị trường còn lên nữa mà không biết rằng thị trường đang ảo, đang bị “bong bóng”. Minh chứng là tình huống nhà đầu tư phải bỏ cọc đã xảy ra rất nhiều ở các địa phương như Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Giang ở thời điểm sốt đất đầu năm”, ông Đính dẫn chứng.

[ad_2]