[ad_1]

Dù lo sợ đại dịch sẽ khiến việc giá bất động sản đi xuống, đa phần các nhà đầu tư đều thể hiện niềm tin vào tương lai của thị trường trong năm 2022.

Cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn bất động sản Duff & Phelps (REAG) có trụ sở tại New York, Mỹ với 179 chuyên gia bất động sản thương mại quốc tế cho thấy gần 80% người được hỏi lạc quan về thị trường trong năm tới so với đợt dịch tháng 03/2020.

Họ cũng chỉ ra các rủi ro lớn nhất của thị trường bao gồm suy thoái toàn cầu (14% người được hỏi), đại dịch (8%), định giá nhà sụt giảm (39%). Họ dự kiến giá bất động sản trong năm 2022 có thể giảm ở mức 5-10%, mức công suất thuê văn phòng giảm từ 10% trở lên do xu hướng làm việc từ xa (trên 80%).

Tuy nhiên, dcác nhà quản lý quỹ đầu tư, đơn vị vận hành, ngân hàng và tổ chức tín dụng vẫn tin rằng thị trường bất động sản sẽ dần quay trở lại mức giao dịch trước đại dịch. Thời điểm hồi phục có thể rơi vào năm sau (hơn 50%) hoặc năm 2023 (16%).

Duff & Phelps cho biết giá cả tăng cao hiện được coi là rủi ro chính đối với thị trường bất động sản thương mại, khi lạm phát đã chạm mức 6,2% ở Mỹ vào tháng 10 và 4,2% (mức cao nhất trong 10 năm) ở Anh.

Dù vậy, lạm phát có thể mang lại một số tác động tích cực đến bất động sản thương mại. Áp lực lạm phát sẽ đẩy chi phí xây dựng lên cao, làm giảm nguồn cung của thị trường và khiến giá bất động sản tăng. Lạm phát cũng có thể khiến mức lương cao hơn trước, thúc đẩy sức mua và thường kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn.

Nhưng đồng thời, các chuyên gia cho rằng rủi ro từ lạm phát cũng là điều hiển nhiên. Khi lãi suất ngày càng tăng và không thể kiểm soát được các chi phí phát triển và xây dựng, nhà phát triển có thể xây nhiều căn hộ nhưng không thể trang bị đồ nội thất ở mức giá hợp lý do tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Vì vậy, thị trường nhà ở sẽ bị ảnh hưởng nhất định cho đến khi mọi người có thể quay lại làm việc bình thường và hàng hóa lưu thông dễ dàng với mức giá thấp hơn.

[ad_2]