[ad_1]

Giờ sinh luôn là một yếu tố quan trọng trong tử vi học. Bởi ảnh hưởng lớn lao của nó mà trước khi luận đoán lá số, các thầy thường có thêm bước đầu tiên là kiểm định giờ sinh. Đặc biệt trong lá số của trẻ sơ sinh, việc phạm vào các giờ như Dạ Đề, Quan Sát, Tướng Quân, Diêm Vương, … đều cần được chú ý nhiều hơn. Tuvi.vn xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về giờ quan sát là gì trong bài viết ngay sau đây.

1. Lý giải ý nghĩa giờ quan sát

Nguồn gốc của thuật ngữ này được cho là xuất phát từ mệnh lý học Bát Tự (hay Tử Bình). Từ thời cổ đại, bộ môn này đã được chia làm ba phái bao gồm Ngũ Hành Bát Tự, Nạp Âm Bát Tự và Thần Sát Bát Tự. Trong đó, giờ Quan Sát là thuật ngữ được lấy từ phái Thần Sát Bát Tự. 

Theo tử vi, nếu sinh con vào giờ quan sát thì con cái có tính tình ương bướng, ngang ngạnh, khó bảo. Ngoài ra còn khó chăm sóc, dễ bệnh tật triền miên, thậm chí dẫn tới chết yểu. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy. Hơn nữa, theo dòng lịch sử, người ta cũng tìm ra nhiều cách để hỗ trợ việc cải thiện và giải quyết các tình trạng trên. 

Bởi vậy mà giờ Quan Sát cũng ngày càng lưu hành phổ biến và có ứng dụng cao trong phép đoán mệnh. 

Giờ quan sát là gì? Cách thức hóa giải đơn giản và dễ dàng nhất

2. Tổng hợp các phương pháp tính toán

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã sử dụng rất nhiều cách thức để tính toán xem liệu giờ sinh của trẻ có phạm vào giờ Quan Sát hay không. Các mẹ cũng có thể tham khảo thông tin về bốn cách tính mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây: 

Cách tính thứ nhất: 

Trong cuốn sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang và cuốn Tử Vi Ảo Bí của Việt Viêm Tử đã có ghi chép về một cách tính tương đối thông dụng và chính xác về giờ Quan Sát. Cụ thể là: 

Nếu sinh tháng 1 mà đẻ vào giờ Tỵ thì là sinh vào giờ Quan Sát. Tương tự, ta có tháng 2 đẻ vào giờ Ngọ. Tháng 3 đẻ vào giờ Mùi. Tháng 4 đẻ vào giờ Thân. Tháng 5 đẻ vào giờ Dậu. Tháng 6 đẻ vào giờ Tuất. Tháng 7 đẻ vào giờ Hợi. Tháng 8 đẻ vào giờ Tý. Tháng 9 đẻ vào giờ Sửu. Tháng 10 đẻ vào giờ Dần. Tháng 11 đẻ vào giờ Mão. Và cuối cùng là tháng 12 đẻ vào giờ Thìn. 

Bên cạnh hai cuốn sách chính thống, gối đầu giường của bất cứ ai làm về tử vi trên, một số nguồn tư liệu khác cũng công nhận cách tính trên là cuốn Tử Vi Nghiệm Lý của tác giả Thiên Lương, cuốn Tử Vi Chính Biện của Dịch Lý Huyền Cơ, …

Cách tính thứ hai: 

Cách tính này cũng phổ biến không kém so với cách đầu tiên. Đó là dựa trên một bài thơ phú được truyền lại từ xa xưa. 

“Chính Thất, sơ sinh Tỵ Hợi thì

Nhị Bát, Thìn Tuất bất thậm nghi

Tam Cửu, Mão Dậu đinh thượng vị

Tứ Thập, Dần Thân kỷ định kỳ

Ngũ đồng Thập Nhất, Sửu Mùi thượng

Lục đồng Thập Nhị Tý Ngọ chi.”

Việc tính toán theo cách này về cơ bản cũng cho chúng ta kết quả tương tự như cách tính thứ nhất. Đó là tháng 1 đẻ vào giờ Tỵ. Tháng 2 đẻ vào giờ Ngọ. Tháng 3 đẻ vào giờ Mùi. Tháng 4 đẻ vào giờ Thân. Tháng 5 đẻ vào giờ Dậu. Tháng 6 đẻ vào giờ Tuất. Tháng 7 đẻ vào giờ Hợi. Tháng 8 đẻ vào giờ Tý. Tháng 9 đẻ vào giờ Sửu. Tháng 10 đẻ vào giờ Dần. Tháng 11 đẻ vào giờ Mão. Và cuối cùng là tháng 12 đẻ vào giờ Thìn. 

Các cuốn sách đề cập cách tính thứ hai có thể kể tới như Nguyên Lý Thời Sinh Học Cổ Phương Đông của GS. Lương Y Lê Văn Sửu, Dịch Học Tạp Dụng của Nguyễn Mạnh Linh, Tử Vi Lập Thành Phụ Đoán của Nguyễn Phúc Ấm, Tự Điển Tử Vi của Đắc Lộc và Tự Điển Tử Vi Đẩu Số và Thần Số Học của Lê Quang Tiềm, …

Cách tính thứ ba: 

Thông Thư sách đã nhắc tới một dị bản tính giờ Quan Sát gần giống với cách tính trên, trong đó thay đổi một chút câu từ của bài phú, cụ thể là: 

“Giờ Quan Sát kị tiểu nhi xuất thế

Chính thất sơ sinh Tỵ Hợi thời

Nhị bát Thìn Tuất diệc nan y

Tam cửu Mão Dậu sinh vô dưỡng

Tứ thập Dần thân số định kỳ

Ngũ thập nhất nguyệt Tý Ngọ suy

Lục thập nhị Sửu Mùi kim xà.”

Theo như cách tính này, tháng 1 âm lịch vẫn có giờ Tỵ, tháng 7 vẫn có giờ Hợi là giờ Quan Sát, … Tuy nhiên, so sai khác ở các câu kế tiếp tháng 5 có giờ Quan Sát là giờ Tý, còn tháng 11 là giờ Ngọ. Ngoài ra, việc thêm vào hai câu ý chỉ giờ Sửu tháng 6 và giờ Mùi tháng 12 là Kim Xà thì có phần lạc đề trong khi đang đàm luận về giờ Quan Sát. Thêm nữa các sai lầm này dẫn tới phá vỡ các điều luật sẵn có, nên chúng tôi đánh giá nó chỉ là một phần tam sao thất bản được lưu truyền lại trong dân gian mà thiếu đi căn cứ. Lời khuyên là cách tính này chỉ nên để tham khảo chứ không nên ứng dụng trong cuộc sống. 

Giờ quan sát là gì

Cách tính thứ tư: 

Tử Vi ngày càng hội nhập và phát triển. Trải qua lịch sử trăm ngàn năm, việc con người muốn tìm kiếm thêm các tri thức mới là hiển nhiên. Cách tính thứ tư được dựa trên một số nền tảng xưa cũ, phân chia giờ Quan Sát thành 21 loại khác nhau, bao gồm: 

Loại 1: Giờ Quan Sát Diêm Vương. 

Nếu trẻ sinh nhằm các tháng 7, 8, 9, 10 và 12 âm lịch và các giờ Tý, Ngọ, Dần, Mão thì phạm Diêm Vương, có thể yếu ớt, nhiều bệnh. Trừ khi gặp được trợ lực từ Thiên Đức và Nguyệt Đức thì mới mong lớn lên khỏe mạnh, bình an.

Loại 2: Giờ Quan Sát Thiên Điếu

Nếu trẻ sinh nhằm các năm Dần, Ngọ, Tuất cộng thêm giờ Thìn thì phạm Thiên Điếu, có nghĩa là “treo lên tòn teng”, cuộc đời nhiều lo âu, buồn phiền. 

Loại 3: Giờ Quan Sát Tứ Quý

Nếu trẻ sinh nhằm các tháng 1, 2, 3 âm lịch và giờ Nhâm Thìn thì phạm Tứ Quý. Cách hóa giải là nhốt trẻ trong nhà một năm, không nên đi ra ngoài. 

Loại 4: Giờ Quan Sát Hòa Thượng

Nếu trẻ sinh nhằm các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và các giờ Thìn, Tuất, Sửu Mùi thì phạm Hòa Thượng, chủ về tránh xa nơi thờ cúng tâm linh. 

Loại 5: Giờ Quan Sát Kim Tỏa

Nếu trẻ sinh nhằm vào các tháng 1, 2 âm lịch và các giờ Mão, Thân thì phạm Kim Tỏa. Đúng với tên gọi, phạm giờ này thì cần tránh đeo đồ vàng bạc trang sức và đồ dùng bằng kim loại. 

Loại 6: Giờ Quan Sát Lạc Tinh

Nếu trẻ sinh nhằm vào các giờ Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất thì phạm Lạc Tinh. Loại này nên không nên đến gần bờ mương, ao hồ, sông ngòi, …

Loại 7: Giờ Quan Sát Thâm Thủy

Nếu trẻ sinh nhằm vào các tháng 1, 2, 3 âm lịch và giờ Dần, Thân thì phạm Thâm Thủy. Đề phòng bệnh dịch như sốt, đậu mùa và các tai nạn về sông nước. 

Loại 8: Giờ Quan Sát Ngũ Quỷ

Nếu trẻ sinh nhằm vào các năm Nhâm Tý, Canh Tý, Bính Tý, Mậu Dần và giờ Dần thì phạm Ngũ Quỷ. Tương tự Hòa Thượng, kiêng kị chùa chiền, đình miếu. 

Loại 9: Giờ Quan Sát Bách Nhật

Nếu trẻ sinh nhằm vào tháng 1 âm lịch và giờ Dần, Tỵ thì phạm Bách Nhật. Trong vòng trăm ngày đừng để trẻ đi lung tung để tránh tai vạ. 

Loại 10: Giờ Quan Sát Thang Hỏa

Nếu trẻ sinh nhằm vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và giờ Ngọ thì phạm Thang Hỏa. Khả năng xảy ra vấn đề về mặt sức khỏe sinh sản là khá lớn. 

Loại 11: Giờ Quan Sát Dục Bồn 

Nếu trẻ sinh nhằm vào ba tháng đầu năm và giờ Thân thì phạm Dục Bồn. Tránh đụng nước, tắm rửa nhiều. 

Loại 12: Giờ Quan Sát Tứ Trụ

Nếu trẻ sinh nhằm vào các năm Tỵ, Hợi, tháng 1, 2, 3 âm lịch và giờ Thìn, Tỵ thì phạm Tứ Trụ. Không leo trèo, tránh những nơi cao để tránh hiểm nguy liên quan đến tính mạng. 

Loại 13: Giờ Quan Sát Lôi Công

Nếu trẻ sinh nhằm vào các giờ Dần, Ngọ, Thân, Dậu, Thìn, Mùi, Hợi thì phạm Lôi Công. Trẻ dễ giật mình, đặc biệt khi nghe phải những âm thanh như tiếng sấm chớp, tiếng chuông, …

Loại 14: Giờ Quan Sát Đoản Mạng

Nếu trẻ sinh nhằm vào giờ Tỵ các năm Tý, Thìn thì phạm Đoản Mạng. Trẻ có phần yếu ớt về tâm tính, hay bị ảnh hưởng bởi ngoại lực, thường xuyên khóc lóc ban đêm. 

Loại 15: Giờ Quan Sát Đoan Kiều

Nếu trẻ sinh nhằm vào tháng 1, 2 âm lịch, giờ Dần, Mão thì phạm Đoan Kiều. Để tránh tai ương thì khi đi cầu bè đều nên lấy nước sông rửa tay hoặc soi bóng xuống mặt hồ. 

Loại 16: Giờ Quan Sát Thiên Nhật

Nếu trẻ sinh nhằm vào năm Ngọ, giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì phạm Thiên Nhật. Thời điểm khoảng tầm vào năm 3 – 4 tuổi nên chú ý đi đứng cẩn thận, đừng lên những nơi cao để không gặp tai nạn thương tâm. 

Loại 17: Giờ Quan Sát Tướng Quân

Nếu trẻ sinh nhằm vào giờ Mùi năm Thìn, Dậu, Tuất thì phạm Tướng Quân. Trẻ dễ gặp tình huống nguy cấp. 

Loại 18: Giờ Quan Sát Dạ Đề

Nếu trẻ sinh nhằm vào giờ Tý, Ngọ, Sửu, Mùi thì phạm Dạ Đề. Trẻ bị ảnh hưởng xấu nên thường gào khóc thâu đêm. 

Loại 19: Giờ Quan Sát Thủy Hỏa

Nếu trẻ sinh nhằm vào tháng 1, 2, 3 âm lịch và các giờ Mùi, Tuất thì phạm Hạ Tình. Đây là nhóm Quan Sát rất nặng. Khả năng chết yểu do bệnh tật hoặc tai ương là rất lớn. 

Loại 20: Giờ Quan Sát Hạ Tình

Nếu trẻ sinh nhằm vào tháng 1, 2, 3 âm lịch giờ Tí, Dần thì phạm Hạ Tình. Hãy đưa trẻ tránh xa đao kiếm, giáo mác. 

Loại 21: Giờ Quan Sát Cấp Nước. 

Nếu trẻ sinh nhằm vào tháng 1, 2, 3 âm lịch giờ Tí, Hợi thì phạm Cấp Nước. Thường nếu phạm quan sát này thì thích nô đùa, chạy nhảy nên dễ thương tật tay chân. 

Tuy nhiên, cách tính này có sự pha trộn giữa nhiều loại trong Tử Bình với nhau nên độ tin cậy cũng chỉ ở mức trung bình. Nhìn chung, để tính toán chuẩn chỉnh nhất, bạn vẫn nên sử dụng cách tính một và hai thì tốt hơn. Chúng vừa đơn giản lại hiệu quả và rõ ràng. 

3. Cách hóa giải việc trẻ sinh vào giờ quan sát

Hầu hết các bậc phụ mẫu đều ít có kiến thức về giờ Quan Sát dẫn tới không cố tìm cách hóa giải cho trẻ ngay từ đầu. Do vậy mà trẻ dễ bị khó nuôi, ương bướng, thậm chí vướng vào vòng lao lý, tù tội. 

Có nhiều cách để hóa giải việc sinh vào giờ Quan Sát. Thông dụng nhất chính là bán khoán cho Đức Ông. Thủ tục có thể liên hệ với các chùa chiền nơi sinh sống rồi bán khoán con cho chùa từ 10 đến 12 năm, hoặc nhiều nhất là 20 năm, rồi mới chuộc con về. Việc làm con nuôi Đức Thánh yêu cầu ba mẹ phải thường xuyên làm lễ cúng bái nên giúp trẻ nhận được bao bọc, chở che từ người, giúp trẻ lớn lên bình an, mạnh khỏe. 

Trong tử vi tuy thường tránh việc tìm hiểu về cuộc sống của những đứa trẻ quá nhỏ tuổi nhưng việc ứng dụng nó hợp lí để có thêm định hướng và cách thức nuôi dạy trẻ cũng là một trong những điều cần thiết mà ba mẹ nên lưu tâm nhiều hơn. 

Câu hỏi thường gặp

Nếu sinh con vào giờ quan sát thì con cái có tính tình ương bướng, ngang ngạnh, khó bảo. Ngoài ra còn khó chăm sóc, dễ bệnh tật triền miên.

[ad_2]