[ad_1]

Câu chuyện “Giấy chứng nhận làm người” giúp chúng ta rút ra được bài học về sự cảm thông, cách hành xử giữa người với người.

Câu chuyện “Giấy chứng nhận làm người”

Trên chuyến tàu Bắc Nam, cô nhân viên xinh đẹp đi soát vé của từng người. Khi đến chỗ một người đàn ông, cô nhìn chằm chằm vào anh ta và cộc lốc nói: “Soát vé!”

Nghe thấy vậy, người đàn ông lục khắp người để tìm vé. Sau một hồi, cuối cùng anh cũng đã tìm thấy vé tàu nhưng lại giữ trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc: “Đây là vé trẻ em”

Người đàn ông bỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp: “Vé trẻ em chẳng phải ngang với giá vé người tàn tật hay sao?”

Đương nhiên là cô soát vé biết rằng giá vé của trẻ em và người tàn tật bằng nhau, đều bằng một nửa giá vé bình thường. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi: “Anh là người tàn tật à?”

“Vâng, tôi là người tàn tật” – Người đàn ông đáp

“Vậy giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu? Mau đưa ra cho tôi xem”, cô gái soát vé nói với giọng khinh khỉnh

Lúc này, người đàn ông có chút bối rối. Anh đáp: “Tôi…tôi không có giấy tờ. Khi mua vé, cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào nên tôi đã mua vé trẻ em”

Nghe vậy, cô soát vé bực tức nói: “Không có giấy chứng nhận tàn tật, vật làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?”

Người đàn ông im lặng rồi lặng lẽ tháo giầy, vén ống quần lên: “Tôi chỉ còn một nửa bàn chân”

Cô soát vé liếc nhìn bảo: “Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng dấu đỏ của Hội người tàn tật ấy”

Vẻ mặt người đàn ông nhăn nhó đến tội nghiệp, anh tiếp tục giải thích: “Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương nên người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân, sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy nên tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định.”

Giay-chung-nhan-lam-nguoi-Bai-hoc-sau-sac-ve-nhan-cach-1 (2)

Thấy dưới toa tàu ồn ào, người trưởng tàu liền đến hỏi thăm tình hình. Người đàn ông một lần nữa trình bày với trưởng tàu rằng mình là người tàn tật nên đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật.

Người trưởng tàu cũng hỏi: “Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?”

Người đàn ông trả lời rằng mình không có, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình. Trưởng tàu không thèm liếc mắt đến một lần, vẫn nhất quyết nói: “Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật. Chỉ có giấy chứng nhận mới được hưởng chế độ ưu đãi vé tàu dành cho người tàn tật. Vì thế, anh hãy nhanh chóng mua vé bổ sung đi”

Người đàn ông nghe vậy thì sững người, anh lục khắp các túi trên người và cả hành lý mang theo chỉ có hơn 50 đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Mặt anh đầy vẻ khổ sở, nói với trưởng tàu như sắp khóc: “Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa tôi không còn đi làm được nữa, không có tiền ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng là do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin anh mở lòng giơ cao đánh khẽ mà tha cho tôi”

Người trưởng tàu vẫn nhất quyết không thay đổi quyết định của mình: “Không được”

Cô soát vé bên cạnh thấy vậy, đưa ý kiến với trưởng tàu: “Hay bắt anh ta lên đầu tàu xúc than coi như làm lao động nghĩa vụ”

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý: “Vậy cũng được!”

Quảng cáo

Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối nên tỏ ra vô cùng bức xúc. Đến giờ thì ông không thể nhịn thêm được nữa, đứng phắt dậy nhìn chằm chằm vào vị trưởng tàu hỏi: “Anh có phải đàn ông không?”

Trưởng tàu chưa hiểu liền hỏi lại: “Chuyện này có liên quan gì đến tôi có phải là đàn ông hay không?’

Ông lão kiên quyết nói: “Anh cứ trả lời tôi đi đã, rốt cuộc anh có phải là đàn ông không?”

“Đương nhiên tôi là đàn ông rồi, chuyện đó còn phải hỏi à”, trưởng tàu gắt giọng nói.

“Vậy anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Giấy chứng nhận đàn ông của anh ở đâu mau đưa cho mọi người xem”- Ông lão cười nói

Giay-chung-nhan-lam-nguoi-Bai-hoc-sau-sac-ve-nhan-cach-3

Mọi người xung quanh cười rộ lên, người trưởng tàu lúc này mới hiểu ý đồ của ông lão.

Trưởng tàu lớn giọng: “Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là ông già?”

Ông lão lắc đầu nói: “Tôi cũng giống anh chị chỉ xem chứng từ không xem người. Có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì không phải là đàn ông”

Vị trưởng tàu cứng họng, không biết ứng phó thế nào. Thấy vậy, cô soát vé đứng ra giải vây. Cô cười nói với ông lão: “Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì cứ nói với tôi”

Ông lão chỉ vào mặt cô ta, nói thẳng thừng: “Cô hoàn toàn không phải người”

Cô soát vé bất ngờ trước lời nói của ông lão liền nổi cơn tam bành: “Ông ăn nói tử tế một chút, tôi không phải là người thì là gì?”

Ông lão vẫn bình tĩnh nhếch miệng cười nói: “Cô mà là người ư? Cô đưa Giấy chứng nhận làm người của cô ra đây xem nào?”

Hành khách xung quanh lại cười ầm lên lần nữa, chỉ duy nhất có một người không cười đó là người đàn ông bị cụt chân. Anh nhìn ngoài cửa sổ, trầm ngâm một hồi. Không biết tự bao giờ mắt anh ướt đẫm lệ, không rõ anh đang tủi thân, xúc động hay hận thù…

Lời bình câu chuyện “Giấy chứng nhận làm người”

Câu chuyện “Giấy chứng nhận làm người” giúp chúng ta rút ra được bài học về sự cảm thông, cách hành xử giữa người với người.

Cảm thông là chìa khóa mở cửa trái tim trong mối quan hệ giữa người với người: Bởi có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết.

Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua và sẵn sàng giúp đỡ, bao bọc.

Bạn thấy đấy, dù làm công việc gì, chúng ta cũng đều sẽ tìm thấy niềm vui khi nghĩ tới người khác, nghĩ tới những điều mình có thể làm cho người khác hạnh phúc. Khi bạn là một người bán hàng ăn, nếu bạn bán rẻ hơn cho những người nghèo, giúp họ giảm nhẹ một phần gánh nặng tiền nong. Khi ấy, bạn trao đi sự cảm thông và sự động viên rất lớn. Nếu là một nhân viên ngân hàng, việc giải quyết công việc của mình với tất cả tinh thần trách nhiệm, để tạo thuận lợi cho công việc của những cá nhân hay đơn vị khác, bạn cũng đang “cho đi” mà không hề hay biết.

Cuộc sống vốn thật đơn giản như thế. Chỉ cần chúng ta có thể nghĩ tới người khác, vì người khác mà cố gắng một chút, chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được những món quà của cuộc sống. Bởi vì “Thiện hữu thiện báo” là quy luật không bao giờ thay đổi.

Xem thêm: Người thiện lương sống nơi nào cũng trở thành phúc địa – Câu chuyện nhân văn

[ad_2]