[ad_1]

Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới giãn rộng những ngày gần đây, khi giá vàng miếng trong nước thường xuyên tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn so với diễn biến giá vàng thế giới, thậm chí có những lúc đi ngược diễn biến của giá vàng thế giới…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.
Ảnh minh hoạ – Ảnh: Getty/CNBC.

Nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ngừng tăng, giá vàng thế giới cũng tạm ngừng đà giảm sốc của mấy phiên trước. Giá vàng miếng trong nước sáng nay (25/11) tiếp tục tăng trên ngưỡng 60 triệu đồng/lượng và kéo giãn chênh lệch với giá vàng thế giới.

Lúc gần 10h trưa, Tập đoàn Phú Quý báo giá vàng miếng SJC ở mức 59,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,15 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng tương ứng 250.000 đồng/lượng và 200.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Nhẫn tròn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 51,6 triệu đồng/lượng và 52,3 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 59,45 triệu đồng/lượng và 60,15 triệu đồng/lượng, tăng tương ứng 250.000 đồng/lượng và 150.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở 1.795,6 USD/oz, tăng 5,5 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Mức giá này tương đương gần 49,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank và chưa tính các chi phí liên quan.

Như vậy, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ đang cao hơn xấp xỉ 10,9 triệu đồng/lượng, từ chỗ chênh 10,6-10,7 triệu đồng/lượng vào sáng qua.

Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới giãn rộng những ngày gần đây, khi giá vàng miếng trong nước thường xuyên tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn so với diễn biến giá vàng thế giới, thậm chí có những lúc đi ngược diễn biến của giá vàng thế giới.

Trong phiên Mỹ ngày thứ Tư, giá vàng giao ngay giảm 0,6 USD/oz, chốt ở 1.790,1 USD/oz.

Giá vàng đã chững lại sau mấy phiên bán tháo vào đầu tuần.

Trước đợt bán tháo này, giá vàng thế giới đã lên gần 1.870 USD/oz, cao nhất trong 5 tháng. Nỗi lo lạm phát là nguyên nhân chính thúc đẩy các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế gom vàng – tài sản chống lạm phát hàng đầu.

Tuy nhiên, đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng mạnh do đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ, nhất là sau khi ông Jerome Powell được đề cử nắm ghế Chủ tịch Fed thêm một nhiệm kỳ, đã khiến vàng bị bán tháo ồ ạt và tuột khỏi mốc giá chủ chốt 1.800 USD/oz.

Vàng là kênh đầu tư không mang lãi suất, nên gặp bất lợi trong môi trường lãi suất tăng, và ngược lại.

Phiên ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm còn 1,64%, từ mức 1,68% của phiên trước. Cuối tuần trước, lợi suất trái phiếu này là 1,55%. Nhờ lợi suất chững lại, giá vàng ngừng giảm mạnh.

Tuy nhiên, giá vàng vẫn đang chịu sức ép từ đà tăng giá của đồng USD, vì kim loại quý này được định giá bằng đồng bạc xanh.

Chỉ số Dollar Index sáng nay đạt mức 96,8 điểm, cao nhất khoảng 1 năm rưỡi, từ mức 96,6 điểm vào sáng qua.

Biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed đã được công bố trong ngày thứ Tư, cho thấy ngân hàng trung ương này sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản và nâng lãi suất nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao.

Theo ông David Meger, trưởng bộ phận giao dịch kim loại của High Ridge Futures, biên bản của Fed cho thấy “một lập trường cứng rắn hơn bởi giá cả liên tục tăng”, theo đó thúc đồng USD tăng giá và khiến vàng gặp trở ngại.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.370 đồng (mua vào) và 23.420 đồng (bán ra), tăng tương ứng 20 đồng và 10 đồng so với sáng hôm qua.

Ngân hàng Vietcombank báo giá USD ở mức 22.585 đồng và 22.785 đồng, tăng 10 đồng ở cả hai đầu giá.

[ad_2]