[ad_1]

Giả vờ bận dường như đã trở thành hiện tượng xã hội, mọi người cứ như thể phải bận đến chết thì mới là người có giá trị. Rồi dần dần, chúng ta trở nên quá coi trọng việc mình có bận hay không mà quên không để ý mình có vui vẻ hay không.

1.   Bạn đang bận hay giả vờ bận?

Trạng thái bận rộn của bạn là như thế nào? Là nhiều việc đến không có thời gian mà thở, ngày qua ngày quay cuồng trong công việc đến mức chẳng còn biển mình đang ở đâu. Hay bạn có thói quen xếp lịch trình kín mít, khiến chính mình trông có vẻ rất bận, rất có giá trị?

Trong một buổi diễn thuyết nọ, đề tài “giả vờ bận” này đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Cụ thể một người nói: “Bạn tôi vừa nghỉ hưu rồi, trước khi nghỉ hưu còn lên kế hoạch đi du lịch này nọ, nhưng nghỉ hưu rồi lại vẫn thấy bận y như lúc còn đi làm. Suốt ngày cứ phải chạy qua chạy lại, cuối cùng chẳng đi chơi đâu được, còn kêu mệt ghê lắm.

Có người lại nói rằng: “Công việc của tôi là kiểu, lúc thì bận tối mắt tối mũi, sửa cái này chỉnh cái kia. Rồi xong sếp lại kêu không cần làm nữa, thế là công sức đổ sông đổ biển”.

Gia-vo-ban-cai-co-hoan-hao-de-chung-minh-gia-tri-cua-ban-than-1

Rồi lại có người nói: “Bạn tôi là freelancer, nó bảo rằng bản thân luôn chủ động sắp xếp toàn bộ thời gian của mình, không lúc nào dám thả lỏng bản thân. Bởi vì nó lo thời gian trôi qua vô ích và người ngoài nhìn vào có vẻ rảnh rỗi vô công rồi nghề nếu không làm việc gì đó”.

Tại sao chúng ta luôn thích dùng mức độ bận rộn để chức minh giá trị của bản thân? Hãy ngẫm nghĩ xem, việc đó là tự chúng ta thấy vậy, hay đấy chỉ là do ảnh hưởng từ xã hội và nền văn hóa? Việc giả vờ bận sẽ khiến chúng ta dần dần trở nên quá coi trọng việc mình có bận hay không, có hữu dụng hay không, mà quên không để ý bản thân có vui vẻ hay không.

2.   Dừng việc dùng quan điểm cũ kỹ ngắn hạn để đánh giá một người hữu dụng hay không

Trang Tử cho rằng, quá “hữu dụng” dễ khiến bản thân rơi vào nguy hiểm, nên mới có câu: “Hữu dụng mà trông như vô dụng, là người làm việc lớn”.

Quảng cáo

Có một lần, Trang Tử dẫn đồ đệ lên núi, gặp người tiều phu đang ngồi nghỉ dưới gốc cây lớn cành lá sum sê, hiếu kỳ hỏi: “Tại sao cây này lớn như thế mà không có ai chặt về làm gỗ?”.

Người tiều phu nghe vậy bảo: “Cây này to nhưng cho gỗ không tốt, chặt về cũng chẳng để làm gì, cho nên nó cứ mọc ở đây thôi, không ai thèm chặt cả”.

Nghe xong Trang Tử cảm khái nói, cây này vì “vô dụng” cho nên mới được sống, thật đáng tiếc con người ta chỉ biết đến “trông hữu dụng” mà không biết đến “trông vô dụng mà hữu dụng”.

Hữu dụng hay vô dụng chỉ là tương đối, thực ra điều Trang Tử muốn nói là: Không cần cố gắng chứng minh mình hữu dụng làm gì, bởi giá trị bản thân không phải thứ có thể nhanh chóng hiển lộ ra bên ngoài, cho nên dùng quan điểm cũ kỹ ngắn hạn để đánh giá là vô nghĩa.

Gia-vo-ban-cai-co-hoan-hao-de-chung-minh-gia-tri-cua-ban-than-2

Khi bạn nóng vội tìm cách chứng minh giá trị bản thân, tìm cách thể hiện tài năng để được xã hội khẳng định, để đổi lấy tiền tài danh vọng thì hãy thử nghỉ ngơi một chút. Hãy thử bình tĩnh suy nghĩ xem mình là ai, mình muốn cuộc sống như thế nào. Lúc đó, những triết lý nhân sinh trông có vẻ vô dụng sẽ trở nên rất hữu dụng. Chúng khiến bạn nhìn đời một cách rõ ràng hơn, khách quan hơn, từ đó bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn cho chính mình.

Chúng ta hay có thói quen ca tụng sự bận rộn, như thể cứ phải bận tối mắt tối mũi, không có cả thời gian để thở thì mới có giá trị, mới là đang sống. Trong tình trạng không thấy được mục tiêu và khát vọng của bản thân, bạn sẽ dễ rơi vào cái bẫy “giả vờ bận”. Lúc đó, dù bận đến không biết phải làm sao, nhưng thực ra nó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì.

Tôi từng đọc một định nghĩa về sự “vô dụng” này: Vô dụng, là hy vọng của sinh mệnh, sáng tạo, tình yêu và khát vọng trong thời đại người ta cống hiến tất cả vì vật chất, coi danh lợi là kim chỉ nam của đời mình.

Là một người khôn ngoan, hữu dụng bạn để riêng cho mình chút thời gian. Trích ra thời gian “vô dụng” nhưng thực ra lại rất hữu dụng để suy xét rõ ràng xem những ai và những việc gì mới đáng để bạn bận rộn. Mọi việc bạn làm đều có ý nghĩa riêng của nó, không phải chỉ những việc khiến bạn trông có vẻ bận rộn mới là có giá trị.

Xem thêm: Cách trả thù của người khôn ngoan: Nỗ lực hoàn thiện bản thân

[ad_2]