[ad_1]

Giá vàng thế giới tăng bùng nổ trong phiên giao dịch đầy biến động vào ngày thứ Sáu, khi thống kê cho thấy lạm phát ở Mỹ cao nhất gần 41 năm. Giá vàng miếng trong nước sáng nay (11/6) tăng khá dè dặt, khiến chênh lệch giá vàng trong nước-quốc tế giảm nửa triệu đồng/lượng…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/MarketWatch.
Ảnh minh hoạ – Ảnh: Getty/MarketWatch.

Báo cáo được chờ đợi từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/1981. CPI tổng quát tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi CPI lõi không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng tăng 6%. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng 8,3% và 5,9%.

Những con số này khiến giới đầu tư tăng đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ để hãm đà leo thang của giá cả. Vàng là kênh đầu tư không mang lãi suất nên chính sách tiền tệ càng thắt chặt, giá vàng gặp bất lợi càng lớn.

Ngoài ra, đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, đặt thêm sức ép lạm phát lên vàng.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD tăng gần 1%, chốt ở mức gần 104,2 điểm, từ mức 103,2 điểm của phiên trước. Cả tuần, chỉ số này tăng hơn 2%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên ngưỡng 3,17%, từ mức 3,05% của phiên trước.

Tuy nhiên, giá vang lại được hỗ trợ bởi nhu cầu phòng lạm phát và phòng rủi ro kinh tế vì giới đầu tư cho rằng nếu Fed thắt chặt mạnh tay hơn, kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái.

Thời gian gần đây, những yếu tố trái chiều này tác động lên giá vàng, khiến giá vàng giằng co. Ở nhiều thời điểm, vàng tụt giá vì nỗi lo lãi suất tăng thắng thế. Trong phiên ngày thứ Sáu, giá vàng cũng giằng co giữa những yếu tố trên, nhưng cuối cùng, nỗi lo lạm phát và suy thoái kinh tế đã áp đảo.

Hỗ trợ cho giá vàng phiên này còn là một báo cáo cho thấy sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Số liệu sơ bộ chỉ số niềm tin tiêu dùng do Đại học Michigan thực hiện đã giảm xuống dưới mức kỳ vọng và thấp chưa từng thấy.

Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại thị trường New York tăng 23,8 USD/oz, tương đương tăng gần 1,3%, chốt ở 1.873,2 USD/oz. Trong phiên, có lúc giá vàng giảm còn 1.824 USD/oz, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.

“Giá vàng đã có một phiên biến động tới mức ‘điên rồ’, hết giảm xuống đáy của tháng rồi lại tăng vọt sau báo cáo CPI và tăng thêm nữa sau báo cáo niềm tin tiêu dùng”, nhà giao dịch độc lập Tai Wong ở New York nhận định với hãng tin CNBC. Theo ông Wong, diễn biến giá vàng tuần tới sẽ tuỳ thuộc nhiều vào kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered nhận định rằng giá vàng “đã rất vững vàng xét tới kỳ vọng tăng lãi suất và sự trầm lắng của thị trường vàng vật chất” vì nhiều nhà đầu tư đang cho rằng lạm phát vẫn có thể đi trước lãi suất.

Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/oz - Nguồn: TradingView.
Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/oz – Nguồn: TradingView.

Giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ tuần này thấp hơn giá vàng chính thức (tính bằng giá quốc tế cộng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ”. Tại Trung Quốc, thị trường vàng cũng trầm lắng do nhiều nơi còn phong toả chống Covid.

Với quan điểm thận trọng, một báo cáo của TD Securities cho rằng “giá vàng vẫn có thể để mất toàn bộ thành quả tăng này và giảm dưới 1.800 USD/oz nếu lãi suất tăng mạnh”.

Giá vàng thế giới tăng khoảng 1,5% trong tuần này, trong khi giá vàng miếng SJC bán lẻ trong nước đi ngang.

Gần 10h trưa nay, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 68,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 69,55 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 100.000 đồng/lượng

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 54,2 triệu đồng/lượng và 54,95 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng ở hai đầu giá so với sáng qua.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 68,75 triệu đồng/lượng và 69,65 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn 17 triệu đồng/lượng, từ chỗ chênh 17,5 triệu đồng/lượng vào sáng qua.

Tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank chốt tuần ở mức 23.030 đồng (mua vào) và 23.310 đồng (bán ra), tăng 10 đồng so với hôm qua.

Với tỷ giá USD bán ra như trên, giá vàng thế giới quy đổi hiện tương đương 52,6 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Nguồn: https://vneconomy.vn/gia-vang-tang-vot-sau-bao-cao-lam-phat-my.htm

[ad_2]