[ad_1]

Những sự cố có nguy cơ đe dọa an toàn bay liên tục xảy ra trong thời gian gần đây gây lo ngại công tác an ninh tại các sân bay đang bị buông lỏng…

Trong tháng 7 xảy ra 11 sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn – mức D, tăng 10 sự cố so với cùng kỳ. Trong tháng 7 xảy ra 11 sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn – mức D, tăng 10 sự cố so với cùng kỳ.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa thông tin về tình hình tai nạn giao thông trong tháng 7/2022 và 7 tháng đầu năm 2022, trong đó có đề cập đến tình hình tai nạn và sự cố trong lĩnh vực hàng không.

Theo đó, trong tháng 7, Cục Hàng không Việt Nam nhận được 31 báo cáo an toàn bắt buộc (Mandatory Occurrence Report – MOR), xảy ra 11 sự cố mức D, không tăng so với tháng trước đó nhưng tăng 10 sự cố so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, không xảy ra sự cố uy hiếp an toàn nghiêm trọng và sự cố uy hiếp an toàn cao.

Tính chung 7 tháng đầu năm, hàng không xảy ra 1 vụ tai nạn trong hoạt động bay huấn luyện, không xảy ra tai nạn trong hoạt động khai thác hàng không thương mại. Cũng trong khoảng thời gian này, ngành hàng không nhận được 240 báo cáo an toàn bắt buộc, xảy ra 1 vụ tai nạn (hoạt động bay huấn luyện phi công cơ bản) và 60 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn (4 mức C và 56 mức D), không xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Ngành hàng không hiện đang trải qua cao điểm hè sôi động với nhu cầu du lịch, di chuyển tăng cao trong cả nước. Điều này khiến cho nhiều sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất liên tục rơi vào tình trạng kẹt cứng do lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng đột biến. 

Cùng với đó là tình trạng ùn tắc, lộn xộn, mất trật tự, an toàn giao thông tại các cảng hàng không liên tục xảy ra, khiến nhiều hành khách bức xúc. 

Theo quy định, hành vi vi phạm an toàn bay gồm việc hành khách cố tình đi vào khu vực hạn chế khi máy bay đang di chuyển ở khoảng cách gần; không tuân thủ quy tắc hàng không, hướng dẫn của tiếp viên hoặc cãi cọ, gây rối trên máy bay…

Gần đây nhất, trường hợp một con dao gọt hoa quả “lọt” qua một loạt hàng rào an ninh và hệ thống máy móc soi chiếu hiện đại để đem lên máy bay. 

 

“Các cảng hàng không chú trọng công tác giám sát an toàn tại các khu vực của sân bay nơi có mật độ hoạt động cao của tàu bay và các phương tiện, các khu vực hạn chế trọng yếu liên quan đến an toàn khai thác”, Cục Hàng không lưu ý.

Nhiều chuyên gia nhận thấy những sự cố này cho thấy công tác an ninh tại các sân bay đang bị buông lỏng và cần xử nghiêm những cá nhân, đơn vị liên quan.

Theo đó, nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực của công tác giám sát an toàn, an ninh hàng không, đặc biệt trong thời gian cao điểm phục vụ nhu cầu đi lại an toàn bằng đường hàng không của người dân, đồng thời tăng cường nhận thức của cộng đồng, xây dựng văn hóa an toàn hàng không bền vững, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ký ban hành Chỉ thị tăng cường giám sát chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm an ninh hàng không.

Cụ thể, kịp thời ngăn ngừa và khuyến cáo đối với hành khách vô ý thực hiện các hành vi không tuân thủ các quy định an ninh, an toàn tại các khu vực này; kịp thời phát hiện và báo cáo Cảng vụ hàng không xử lý nghiêm những hành khách cố ý không chấp hành quy định an ninh, an toàn (hành khách gây rối).

Có biện pháp thông tin phù hợp cho hành khách tại cảng hàng không để hành khách hiểu rõ các quy định về an toàn, an ninh hàng không, tạo nên văn hóa an toàn hàng không.

Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị lập danh sách hành khách gây rối, vi phạm an toàn, an ninh hàng không để xem xét cấm bay.

Nguồn: https://vneconomy.vn/gia-tang-su-co-co-nguy-co-uy-hiep-an-toan-bay.htm

[ad_2]