[ad_1]

Gia Cát Lượng chết vẫn không quên Ba Thục, chuyển sinh dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn
Ảnh: Ntdvn

“Tại sao mắt tôi ngấn lệ, vì tôi yêu mảnh đất này”. Duyên phận cũng kỳ diệu như vậy, không rõ tại sao mọi người đều vô cùng quyến luyến với quê hương. Có những người yêu quê hương, một đời vẫn chưa đủ, đời sau chuyển sinh vẫn tiếp tục yêu mảnh đất đó. Sách cổ “Tuyên thất chí” có ghi chép câu chuyện Gia Cát Lượng chuyển sinh, xây dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn bảo hộ quốc gia Phủ Trời…

Năm 746, gia tộc họ Vi vô cùng hiển đạt đương thời vui mừng chào đón một bé trai, đặt tên là Vi Cao. Khi Vi Cao đầy tháng, nhà họ Vi tổ chức “triệu tặng trai”, mời rất nhiều cao tăng đến cầu phúc cho bé.

Lạ thay, trong đám thực khách hôm đó có một tăng nhân Ấn Độ tướng mạo xấu xí, không biết tên gọi là gì, không mời tự đến. Trông thấy cậu bé Vi Cao – lúc này vẫn còn là trẻ sơ sinh – liền hỏi: “Từ biệt đã lâu, vẫn mạnh giỏi chứ?”

Bé Vi Cao hình như hiểu lời ông ta, nét mặt lộ vẻ vui mừng, cứ cười mãi với vị tăng nhân kỳ lạ này. Mọi người đều vô cùng kinh ngạc, phụ thân Vi Cao nói: “Đứa bé mới sinh được một tháng, tại sao sư phụ lại nói là từ biệt đã lâu?”.

Hồ tăng nói: “Việc này không phải là điều mà thí chủ có thể biết được”.

Phụ thân Vi Cao truy vấn mãi, tăng nhân Ấn Độ mới cho biết rằng: “Đứa bé này chính là Gia Cát Lượng chuyển thế. Vũ Hầu là thừa tướng của Tây Thục, người Thục nhận ân huệ của ông đã lâu. Ngày nay ông lại giáng sinh xuống thế gian sinh ra trong gia đình thế gia, sau này còn làm nguyên soái đất Thục, bảo vệ đất Thục. Xưa kia tôi ở Kiếm Môn, kết thân với Vũ Hầu, nay nghe nói ông giáng sinh ở nhà họ Vi, do đó tôi mới không quản xa xôi đến đây”.

Gia Cát Lượng chết vẫn không quên Ba Thục, chuyển sinh dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn
Đứa bé này chính là Gia Cát Lượng chuyển thế. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nhà họ Vi nghe xong câu chuyện của vị cao tăng thì cảm thấy rất kỳ lạ, thế là họ bèn đặt tên hiệu cho Vi Cao là Vũ Hầu. Sau này Vi Cao quả nhiên trải qua đúng như những gì tăng nhân Ấn Độ này nói.

Sách cổ “Thần tăng truyện” có ghi chép, Vi Cao tài học hơn người, quan lộ thuận lợi, lần lượt được phong làm Kim ngô vệ Tướng quân, Thiên đại tướng quân, Kiếm Nam Tây Xuyên Tiết độ sứ, cuối cùng là người bảo vệ đất Thục, lập công lớn, được ban chức Phong cương Đại sứ (Quan đứng đầu đất Thục).

Người dân đất Thục dũng mãnh ngang ngạnh, vốn không dễ quản lý, hơn nữa phía nam có nước Nam Chiếu và phía tây có nước Thổ Phồn thường xuyên gây hấn, xâm phạm bờ cõi.

Vi Cao tinh thông binh pháp, sau khi nhậm chức, ông tiến hành phân tích cục diện tình thế Kiếm Nam, đặt ra phương pháp ứng đối khác nhau đối với kẻ địch khác nhau, hiệu quả nổi bật.

Những năm Thiên Bảo, liên tiếp xảy ra chiến tranh giữa quân Đường và quân Nam Chiếu, tổng cộng có 18 vạn binh sĩ đổ máu trên mảnh đất này.

Những năm Trinh Nguyên, dưới sự dẫn dắt của Vi Cao, tuy biên giới không ngừng va chạm nhưng Đại Đường cuối cùng cũng không có tổn thất lớn nào.

Năm Trinh Nguyên thứ 17, Vi Cao chủ động xuất kích, chia quân làm 10 lộ, đem đại quân tấn công vào vùng đất trọng yếu bên trong vương quốc Thổ Phồn. Chỉ một lần là phá vỡ liên quân giữa vương quốc Thổ Phồn và Đế quốc Abbas Ả-rập. Trải qua mấy tháng Vi Cao đã đánh tan đội quân 16 vạn của vương quốc Thổ Phồn, đánh hạ 7 tòa thành trì và 5 khu quân đội trấn thủ.

Vi Cao ở đất Thục 21 năm, tổng cộng đánh tan 48 vạn quân Thổ Phồn, bắt sống và hàng phục 1500 tiết sứ, đô đốc, thành chủ, lung quan; thu được 25 vạn con dê, bò, và 630 vạn binh khí.

Gia Cát Lượng chết vẫn không quên Ba Thục, chuyển sinh dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn
Vi Cao ở đất Thục 21 năm, tổng cộng đánh tan 48 vạn quân Thổ Phồn. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh)

Xây dựng, khánh thành Đại Phật Lạc Sơn

Lạc Sơn là nơi 3 con sông hội tụ, đương thời thế nước hung dữ, thuyền bè thường bị lật chìm. Mỗi lần nước lũ mùa hạ về, nước sông xô đập vào vách núi, thường tạo ra những tai nạn bi kịch thuyền tan người chết. Để giảm thiểu tai họa sông nước, thiền sư Hải Thông triệu tập nhân lực vật lực để tạc tượng Phật. Năm Khai Nguyên thứ nhất đời Đường Huyền Tông (năm 713) bắt đầu khai công xây dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn.

Hàng trăm hàng nghìn thợ thủ công giỏi đều nô nức tề tựu đến núi Lăng Vân. Ngày khai công tạc bức tượng đá khổng lồ này có hàng ngàn chiếc búa đập đá cùng tạo tác, tiếng vang tới tận trời xanh, quả là cảnh tượng ngàn năm có một. Tương truyền thủy quái thường ẩn sâu đáy sông, nổi gió nổi sóng mà khi nghe những âm thanh chấn động này đã kinh hoàng nổi lên mặt nước, vội vàng trốn chạy. Hình dáng bức tượng Đại Phật càng ngày càng hình thành rõ nét, nơi ba con sông hội tụ này cũng càng ngày càng lặng sóng.

Khi tượng Đại Phật tạc đến phần vai thì thiền sư Hải Thông qua đời, công trình vì vậy mà gián đoạn.

Nhiều năm sau, Kiếm Nam Tây Xuyên Tiết độ sứ Chương Cừu Kiêm Quỳnh quyên tặng lương bổng, mời đồ đệ của Hải Thông dẫn dắt thợ tiếp tục tạo tác tượng Đại Phật, nhưng khi tạc đến đầu gối thì Chương Cừu Kiêm Quỳnh được thăng làm Thượng thư Bộ Hộ nên chuyển nhà về kinh thành, công trình lại lần nữa dừng lại.

40 năm sau, Vi Cao quyên tặng lương bổng tiếp tục tạo dựng Đại Phật Lạc Sơn. Như thế trải qua 3 đời thợ thủ công, thời gian kéo dài tới 90 năm, đến năm 803, bức tượng Đại Phật Lạc Sơn cao 71 mét cuối cùng cũng đã hoàn thành.

Gia Cát Lượng chết vẫn không quên Ba Thục, chuyển sinh dựng tượng Đại Phật Lạc Sơn
40 năm sau, Vi Cao quyên tặng lương bổng tiếp tục tạo dựng Đại Phật Lạc Sơn. (Ảnh: Wikipedia)

Vi Cao biên soạn sách “Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc thạch tượng ký”, đã ghi chép lại toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối công việc tạc tượng Đại Phật này.

Tương truyền vì Gia Cát Lượng lưu luyến không quên Ba Thục, nên ông đã chuyển sinh thành Vi Cao, tạo dựng bức tượng Phật Di Lặc ngồi này, hai tay tượng Phật để trên gối, chân đặt trên đài sen, mặt nhìn ra dòng sông cuồn cuộn chảy về đông, thần thái ung dung tự tại, bảo hộ vùng đất 3 con sông hội tụ, bảo hộ chúng sinh Ba Thục.

Tường Hòa – Ntdvn
Theo Sound of Hope

Xem thêm

[ad_2]