[ad_1]

Sau quý sụt giảm chưa từng có, tăng trưởng GDP quý 4/2021 sẽ phục hồi lên mức 7%, đưa tăng trưởng cả năm lên 3%…

Các hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường kể từ đầu tháng 10/2021 giúp tăng trưởng GDP quý 4/2021 phục hồi. Các hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường kể từ đầu tháng 10/2021 giúp tăng trưởng GDP quý 4/2021 phục hồi.

Theo Báo cáo Dự báo tăng trưởng kinh tế quý 1/2022 vừa được Ngân hàng UOB phát hành, kinh tế quý 4/2021 đã có sự “đảo chiều” so với quý 3/2021 khi các hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường kể từ đầu tháng 10/2021.

NHIỀU TÍN HIỆU TÍCH CỰC

Dấu hiệu tích cực ban đầu được phản ánh trong lĩnh vực sản xuất với chỉ số quản lý mua hàng (PMI) đã quay trở lại mức trên 50 vào tháng 10 sau 4 tháng ở mức dưới 50. Chỉ số này đã phục hồi mạnh lên 52,1 vào tháng 10 và sau đó lên 52,2 vào tháng 11, từ mức 40,2 vào tháng 9.

Các chỉ báo khác trong tháng 10 và tháng 11 cũng cho thấy sự phục hồi ổn định từ mức sụt giảm trong quý 3/2021.

Số liệu do Cục Thống kê (GSO) công bố cho thấy hoạt động kinh doanh của Việt Nam đang có dấu hiệu bình thường hóa, đặc biệt đối với khu vực ngoại thương bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh liên quan đến thương mại.

Xuất khẩu tháng 11 tăng 18,5% trong khi nhập khẩu tăng 20,8% với thặng dư thương mại 100 triệu USD. Tính từ đầu năm đến tháng 11, giá trị xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục là 300 tỷ USD, cao hơn giá trị xuất khẩu 280 tỷ USD của năm 2020.

GDP quý 4/2021 đảo chiều, dự báo tăng trưởng cả năm được kéo lên 3% - Ảnh 1

Tuy nhiên, nhập khẩu tăng mạnh đã khiến thặng dư thương mại của Việt Nam giảm mạnh xuống 1,8 tỷ USD, chỉ bằng một phần nhỏ trong mức thặng dư 20 tỷ USD vào năm 2020.

Quan trọng không kém là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau 3 tháng giảm do hạn chế cách ly ở nhiều khu vực trong nước. Tính từ đầu năm, sản xuất công nghiệp đã tăng gần 5% trong tháng 11, cao hơn mức 3,3% của cùng kỳ năm ngoái

Đáng chú ý là bất chấp làn sóng lây nhiễm và đóng cửa do dịch Covid-19 trong năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. “Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vẫn ở mức cao đối với Việt Nam, vốn là trung tâm sản xuất chính trong chuỗi cung ứng thay đổi khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022”, UOB nhận định. Theo đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 vượt xa con số 20 tỷ USD của cùng kỳ năm 2020.

Với sự “đảo ngược” của nhiều chỉ báo kinh tế quan trọng, UOB kỳ vọng tăng trưởng GDP quý 4/2021 sẽ phục hồi lên mức 7%. Điều này sẽ đưa tăng trưởng GDP cả năm lên 3%.

“Nếu không có bất kỳ sự gián đoạn lớn nào như từ biến thể Omicron, Việt Nam có khả năng tiến tới mức mở rộng kinh tế “bình thường” hơn là 7,4% vào năm 2022 ở kịch bản lạc quan và khoảng 6-6,5% ở kịch bản cơ sở trên nền số liệu thấp của năm 2020 và 2021 và thế mạnh của các lĩnh vực ngoại thương hiện có”, UOB dự báo.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ SẼ ỔN ĐỊNH ĐỂ HỖ TRỢ PHỤC HỒI

Theo UOB, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được duy trì ổn định trong tháng 11, ở mức 2,1%, chủ yếu do chi phí nhiên liệu tăng, trong khi các thành phần giá khác hoạt động tương đối tốt. So với đầu năm, lạm phát trung bình ở mức 1,8%, tương đương khoảng một nửa so với 3,6% trong cùng kỳ năm ngoái.

“Như vậy, lạm phát vào năm 2021 đang trên đà tăng vừa phải 1,9% so với 3,2% năm 2020 và sau đó tăng lên 3,2% vào năm 2022”, UOB nhận định.

GDP quý 4/2021 đảo chiều, dự báo tăng trưởng cả năm được kéo lên 3% - Ảnh 2

Ngoài ra, với bối cảnh lạm phát tương đối lành tính và triển vọng không chắc chắn do biến thể Omicron mới xuất hiện của dịch Covid-19 ngay khi đất nước lấy lại vị thế sau làn sóng lây nhiễm vừa qua, UOB cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng sẽ giữ ổn định chính sách của mình để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu ở mức 2,5% sẽ vẫn giữ ở mức thấp kỷ lục ở thời điểm hiện tại.

Về đồng VND, UOB cho biết sau khi tăng giá mạnh trong năm, tháng 12 VND đã đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt các đợt điều chỉnh tỷ giá tham chiếu từ cơ quan quản lý với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao.

Biến động này đã xóa sạch mức tăng giá từ đầu năm đến nay của VND, với giao dịch USD / VND ở mức khoảng 23.100 / USD vào thời điểm ngày 15/12/2021.

Mặc dù Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã không đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng ngoại hối trong báo cáo mới nhất vào tháng 12, tuy nhiên Việt Nam hiện đang đáp ứng tất cả ba tiêu chí cho tên gọi này. Do đó, UOB cho rằng các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ có các giải pháp xử lý tránh việc các biến động gần đây được nhìn nhận là “giảm giá đồng tiền tạo lợi thế cạnh tranh”.

“Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng tỷ giá USD / VND sẽ tiếp tục tăng cùng với xu hướng của các cặp tỷ giá giữa USD và các đồng tiền khác tại Châu Á khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới. Dự báo tỷ giá USD / VND cập nhật của chúng tôi là 23.100 trong quý 1/2022, 23.200 trong quý 2/2022, 23.300 trong quý 3/2022 và 23.400 trong quý 4/2022”, UOB bày tỏ.

[ad_2]