[ad_1]

Chủ đầu tư bất động sản đến từ Malaysia mới đây cho biết sẽ chi nguồn vốn lớn để thâu tóm thêm quỹ đất trong thời gian tới.

Tham vọng mở rộng quỹ đất, phát triển lâu dài tại Việt Nam

Mới đây, tại một hội thảo kinh tế, ông Angus Liew, Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) đã chia sẻ về kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam. Theo Tổng giám đốc Gamuda Land, doanh nghiệp đã thông qua nhiều phương án đầu tư, sẵn sàng rót hàng tỷ USD vào Việt Nam để mở rộng quỹ đất dưới nhiều phương thức như mua bán và sáp nhập (M&A), chuyển nhượng, đấu thầu… trong các năm tới.

“Chúng tôi mong muốn có thêm cơ hội để xây dựng nhiều khu đô thị hơn nữa ở Việt Nam, để có thể triển khai phương thức quy hoạch tổng thể đột phá của mình”, ông Angus Liew nói.

Dự án Celadon City.

Dự án Celadon City. Ảnh: Gamuda Land

Ông Angus Liew cũng tiết lộ doanh nghiệp đang quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm tại Việt Nam như các dự án phức hợp cao tầng, nhà ở thương mại… Đây đều là những phân khúc mà Gamuda Land có đủ năng lực để triển khai.

“Chúng tôi đã phát triển 2 dự án khu đô thị tại Việt Nam. Có thể trong thời gian tới, chúng tôi ra mắt những dự án phức hợp mang dấu ấn của Gamuda Land, không phải ở khu trung tâm mà là ở các thành phố vệ tinh hoặc các tỉnh lân cận”, ông Angus Liew chia sẻ thêm

Chiến lược phát triển dự án độc đáo

Thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là nhánh phát triển bất động sản của Gamuda Berhad – tập đoàn xây dựng có lịch sử gần nửa thế kỷ với quy mô lớn tại Malaysia và Đông Nam Á. Đến nay dấu ấn của Gamuda Land đã trải rộng khắp các thị trường Malaysia, Việt Nam, Singapore, và Australia với 12 khu đô thị và 9 dự án cao ốc tích hợp có tổng giá trị phát triển (GDV) trên 5,5 tỷ USD.

Gamuda Land theo đuổi một chiến lược phát triển độc đáo và táo bạo. Thay vì chọn những mảnh “đất vàng”, Gamuda Land lại tìm đến các vùng đất nghèo tiềm năng, cải tạo và triển khai phương thức quy hoạch tổng thể đột phá để tạo lập nên những địa điểm mới ấn tượng, thu hút dân cư.

Chiến lược này cũng được “ông lớn” Malaysia triển khai tại thị trường Việt Nam, với hai khu đô thị sinh thái Celadon City rộng 82 ha tại quận Tân Phú, TP HCM và Gamuda City quy mô 274 ha tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Dự án Gamuda City, Hà Nội.

Dự án Gamuda City, Hà Nội. Ảnh: Gamuda Land

Hơn 10 năm trước, vùng Yên Sở phía Nam Hà Nội là nơi ô nhiễm và luôn trong tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Các chủ đầu tư thường tránh Yên Sở bởi chi phí cải tạo, xây dựng tốn kém, khó thu hút cư dân.

Tương tự, tại phía Tây TP HCM, khởi nguồn của Celadon City ngày nay, là một vùng đất hoang hóa, thưa thớt dân cư. Sau khi tiếp quản, việc đầu tiên mà Gamuda Land thực hiện là cải tạo môi trường tự nhiên, bảo tồn và tối ưu hóa sự đa dạng sinh học của vùng đất nhằm mang đến một môi trường sống hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình, tiện ích dân sinh hiện đại.

Nhờ đó, những nơi này ngày nay đã trở thành những “lá phổi xanh” của hai thành phố, khu đô thị sinh thái tiêu chuẩn quốc tế thu hút hàng chục nghìn người chuyển đến an cư.

Ông Angus Liew – Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh ở Việt Nam tại Diễn đàn M&A 2021.

Ông Angus Liew – Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh ở Việt Nam tại Diễn đàn M&A 2021. Ảnh: Gamuda Land

Sau hơn 10 năm triển khai dự án, hiện tại mặt bằng giá đất nền, căn hộ tại Gamuda City nói riêng và khu vực Yên Sở – Hoàng Mai nói chung đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm năm 2007. Celadon City hiện cũng thiết lập mặt bằng giá mới tăng gấp 3 lần so với năm 2010.

Gamuda Land cũng chính là chủ đầu tư tiên phong tại Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng công trình nội bộ chi tiết từng bước xuyên suốt quá trình thi công. Gquas là cơ chế khắt khe do Gamuda Land chủ động xây dựng, áp dụng dựa trên tiêu chuẩn Conquas do Cục Xây dựng và Công trình Singapore (BCA) thiết lập, và được cải tiến, tùy chỉnh để phù hợp với phương thức thi công ở các thị trường khác nhau.

Gquas đang được Gamuda Land áp dụng cho tất cả các dự án mà công ty đầu tư trên toàn cầu, được đối tác và khách hàng quốc tế công nhận như một hệ thống mẫu mực nhằm đánh giá chất lượng các công trình, chứng minh tiêu chuẩn quốc tế của một dự án.

Sơn Quỳnh

[ad_2]