[ad_1]

Trong cuộc sống chúng ta thường hay mong muốn cho đi sẽ được nhận lại, hơn nữa mong sao nhận lại càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên ở đời thường mười phần có tới bảy, tám phần không như ý. Đôi lúc cần phải biết chờ đợi, bởi chỉ có chờ đợi mới giúp chúng ta trưởng thành và đủ xứng đáng với điều mình được nhận.

Cuộc đời đã cho đi thì xin đừng hối hận, nếu mất rồi cũng đừng tiếc nuối làm chi. Bởi cuộc đời không ai có thể thập toàn thập mỹ, và cũng không ai có thể một đời tất cả đều thuận buồm xuôi gió. Người không thất bại sẽ chẳng hiểu giá trị của thành công, người không đau khổ sao có thể hiểu được giá trị của hạnh phúc?

Xã hội thực tế, lòng người thực tại, người quen ta thì nhiều nhưng người hiểu ta lại hỏi có mấy ai? Người nói thương ta thì lắm nhưng người thực sự giúp ta, hỏi có mấy người? Người cười mình thì nhiều mà người thương mình thì ít. Cuối cùng, người tha thứ cho bạn, thấu hiểu bạn có lẽ lại càng hiếm hoi hơn nữa, và người bao dung bạn, thực lòng giúp bạn, hỏi được bao nhiêu?

Bể người mênh mông, người gặp vô số, nhưng người có thể nương tựa có lẽ ngoài cha ngoài mẹ ra lại chẳng được là bao. Cũng như người có thể đồng hành cùng bạn một đoạn đường thì nhiều nhưng người có thể cùng bạn cuối con đường thì ngoài bạn ra cũng chẳng có ai.

Vậy nên, đời người muôn nẻo, đau khổ tự mình biết, vui sướng tự mình hay, nước mắt của mình tự mình lau, con đường của mình tự mình bước, đừng nên kỳ vọng vào một ai đó.

Đời người không ai thập toàn thập mỹ, cũng không ai vạn điều đều thông, trăm điều đều thuận. Đường khó mấy cũng có người đi, không phải bạn khóc mà có người đến giúp, cũng chẳng phải bạn đau mà có người đến thương. Chân mỏi tự mình hay, tay đau tự mình biết, tâm tính yếu mềm hay mạnh mẽ cũng tự mình hiểu rõ.

Đường dẫu khó mấy cũng phải đi, đời dẫu khổ cũng phải bước, chỉ một người từng trải qua gian khó mới có thể kiên cường, chỉ một người thất bại mới có thể thành công.

Trong kiếp nhân sinh quan trọng là cần nghĩ thấu, nhìn thông, tự trông cậy vào mình chứ mong chờ chi vào người khác?

Xem thêm

[ad_2]