[ad_1]

Muốn có một cuộc sống viên mãn hạnh phúc bạn phải dừng ngay việc phấn đấu cho sự hoàn hảo, bởi nó chính là nguyên nhân gây ra hầu hết vấn đề mà bạn gặp phải.

1.   Chủ nghĩa hoàn hảo dẫn đến mức độ căng thẳng cao

Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường bị căng thẳng tột độ bởi vì theo quan điểm của họ mọi thứ hiếm khi đủ tốt. Họ liên tục lo lắng về việc làm cho mọi thứ trở nên hoàn hảo nhất có thể. Đó là một suy nghĩ không lành mạnh, bởi nó khiến bạn cảm thấy không hài lòng, không vui vẻ vì thành quả đạt được từ công việc của mình.

Dung-de-ap-luc-ve-su-hoan-hao-pha-tan-hanh-phuc-cua-ban-1

Theo đuổi sự hoàn hảo nghĩa là bạn phải sống với tiếng nói bên trong không ngừng nói với bạn rằng: Hãy làm việc chăm chỉ hơn vì không có gì bạn làm đủ tốt cả. Và khi không kiểm soát được, thói quen này có thể khiến bạn kiệt sức về cả tinh thần và cảm xúc.

2.   Từ chối sự hoàn hảo giúp bạn đối phó với sự thay đổi một cách thoải mái hơn

Nếu bạn luôn tập trung vào việc giữ cho mọi thứ luôn hoàn hảo, thì việc đối phó với sự thay đổi sẽ ngày càng trở nên phức tạp và khó chịu hơn.

Bạn thiết lập một lịch trình lý tưởng trong ngày và đặt tâm trí để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong danh sách của mình. Nhưng nếu tất cả những kế hoạch này biến mất trong tích tắc thì bạn sẽ làm gì?

Thay vì lo lắng về tình hình mới và tiếp tục đấu tranh để giữ cho mọi thứ hoàn hảo, thì bạn hãy chấp nhận sự thay đổi. Hãy thoải mái với tình huống kém hoàn hảo và tận dụng tối đa những gì bạn có.

3.   Dừng việc phấn đấu cho sự hoàn hảo, bạn sẽ dũng cảm chấp nhận rủi ro

Bạn càng theo đuổi sự hoàn hảo, bạn càng ngăn mình chấp nhận những rủi ro. Chủ nghĩa hoàn hảo thường được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và thất bại tột độ. Nó tạo ra một suy nghĩ có khuôn phép trong bạn. Khi đó, bạn sẽ tránh né những cơ hội mới và những thách thức khác nhau.

Dung-de-ap-luc-ve-su-hoan-hao-pha-tan-hanh-phuc-cua-ban-3

Quảng cáo

Nỗi sợ thất bại chính là rào cản trên đường đến thành công của bạn. Một khi buông bỏ được nhu cầu hoàn hảo, chấp nhận rủi ro và cởi mở hơn với những trải nghiệm mới, bạn sẽ học hỏi và phát triển hơn rất nhiều.

4.   Chủ nghĩa hoàn hảo ngăn cản sự sáng tạo

Cũng giống như chủ nghĩa hoàn hảo ngăn bạn chấp nhận rủi ro và thử những điều mới, nó cũng “bóp nghẹt” những thôi thúc sáng tạo trong bạn. Nếu bạn đã đạt được một cách hoàn hảo để làm điều gì đó, bạn sẽ không còn dựa vào óc sáng tạo hoặc trí tưởng tượng của mình để giải quyết vấn đề. Về lâu dài, công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi thiếu sự đổi mới.

Khi bạn quên đi việc trở nên hoàn hảo và tập trung vào làm điều gì đó mới hoặc thử điều cũ theo cách mới. Bạn sẽ học được điều gì đó mới về bản thân và nâng cao được kỹ năng của mình. Sáng tạo giúp bạn phát triển và tạo cho bạn một cá tính độc đáo khiến cuộc sống trở nên vui vẻ và mãn nguyện hơn. Như Winston Churchill từng nói: “Sự hoàn hảo là kẻ thù của sự tiến bộ!”.

5.   Nói không với sự hoàn hảo sẽ giúp bạn có thêm thời gian

Nếu bạn đang hoặc đã từng là một người cầu toàn, bạn sẽ thấy rằng mình dành rất ít thời gian để giải trí. Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo khắc sâu một số thói quen khiến họ bận rộn với công việc đến mức chiếm hết quỹ thời gian họ có trong ngày. Ví dụ, nếu có xu hướng làm việc đa nhiệm, họ sẽ không nghỉ giải lao và từ chối giao nhiệm vụ.

Dung-de-ap-luc-ve-su-hoan-hao-pha-tan-hanh-phuc-cua-ban-4

Chủ nghĩa hoàn hảo tạo ra tâm lý tất cả hoặc không có gì. Bạn sẽ ngại việc giao nhiệm vụ cho người khác bởi bạn không tin tưởng họ sẽ làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Bạn tin rằng việc tự mình làm mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Điều đó khiến bạn cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh.

Như bạn có thể thấy, phấn đấu hướng tới sự hoàn hảo không phải là tất cả những gì bạn cần làm. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính họ.

Sự hoàn hảo có vẻ lý tưởng, nhưng thực tế nó lại gây ra hầu hết các vấn đề đau đầu và không phải thứ đáng để bạn hy sinh sức khỏe tinh thần và thể chất để đánh đổi. Nếu muốn có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn thì có lẽ đã đến lúc bạn nên từ bỏ việc tìm kiếm sự hoàn hảo và tập trung vào những thứ thật sự quan trọng.

Xem thêm: Sớm giác ngộ 4 chuyện này, cả đời sống khỏe mạnh chẳng phiền lo

[ad_2]