[ad_1]
Tục ngữ có câu, “Loạn thế sinh ra anh hùng”. Vào những năm cuối thời Đông Hán đã tạo ra vô số anh hùng và vô số danh tướng tên của họ sáng chói trên bầu trời lịch sử. Nếu muốn nói vị tướng nào dũng mãnh và có võ công nhất, tôi tin rằng nhiều người sẽ nói rằng đó chính là Lã Bố.
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Lã Bố quả là oai phong lẫm liệt, trong tay có Phương Thiên họa kích, và ngựa Xích Thố, có dũng khí của vạn người. Lã Bố cũng từng đơn đấu với các tướng lĩnh của Tào Ngụy: Điển Vi, Hứa Chử, Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn.
Ngoài ra có ngũ hổ tướng của Thục Hán rất nổi tiếng: Quan Vũ trung can nghĩa đảm, hâm rượu trảm Hoa Hùng, trảm Nhan Lương Văn Sú; Hoàng Trung giết chủ soái của Tào quân là Hạ Hầu Thuần là em trai của Hạ Hầu Đôn.
Bản lĩnh của Mã Siêu là vô song trong thiên hạ, để trả thù giết cha, Tào Tháo bị Mã Siêu truy sát, đã phải cắt bỏ râu và áo bào, suýt mất mạng. Trương Phi còn được mệnh danh là “kẻ thù của vạn người”, khi đối mặt với Lữ Bố dám hạ nhục tên tuổi, Lữ Bố bị kích động đã dùng hết sức mạnh của mình để chiến đấu với Trương Phi.
Nhưng Triệu Vân, vị tướng cuối cùng trong năm vị tướng, ông dụng binh không giỏi bằng Chu Du, dũng mãnh không như Lữ Bố, tại sao lại được người đời sau thờ phụng?
So với Quan Vũ, ông không chém Nhan Lương và Văn Sú, so với Hoàng Trung ông không có được sự dẻo dai và dũng khí ở tuổi già, so với Trương Phi ông không có khí khái đấu với vạn địch. So với Mã Siêu, ông không có dũng khí vô song quyết đoán.
Nhìn kỹ lại cuộc đời của Triệu Vân, ông không giết bất kỳ danh tướng nào, nhưng khi Lưu Bị bị đánh bại ở dốc Trường Bản, một mình Triệu Vân dám đấu với vạn binh để giải cứu A Đẩu, khiến tinh thần quân Tào giảm sút.
Khi Lưu Bị bị đánh bại ở Di Lăng, cũng là Triệu Vân tiến lên giúp Lưu Bị phá vòng vây và rút về thành Bạch Đế. Khi Gia Cát Lượng toàn tuyến tê liệt, chỉ có các tướng của Triệu Vân là không mất một quân lính nào.
Quả thực, Triệu Vân rất vững vàng trong việc dùng binh và điều binh, đó là lý do Gia Cát Lượng luôn cử ông đi theo Lưu Bị chứ không phải Quan Vũ hay Trương Phi.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Vân đã được miêu tả như thế này, “Huyết nhiễm chinh bào thấu giáp hồng, Đương Dương thùy cảm dữ tranh phong!. Cổ lai trùng trận phù nguy chủ, chích hữu Thường Sơn Triệu Tử Long” – Áo choàng bê bết máu, nhộm cả màu áo giáp đỏ. Ai dám tranh giành với Đương Dương! Từ cổ đến nay, chỉ có Triệu Tử Long của Thường Sơn là người duy nhất xông ra giúp chúa lúc lâm nguy.
Lưu Bị cũng nhận xét về Triệu Vân , nói rằng “nhất thân đô thị đảm” – tràn đầy sự can đảm. Trong hơn 30 năm đi theo Lưu Bị, trải qua vô số trận chiến lớn nhỏ, để sau này tham gia trận tiến vào Tây Xuyên, trận Hán Thủy, trận Cơ Cốc đều thu được kết quả rất tốt.
Triệu Vân cũng khuyên Lưu Bị nên trả lại đất đai cho dân, để dân chúng sẽ tiếp tục ủng hộ ông. Khi Quan Vũ và Trương Phi lần lượt bị giết, ông cũng đã đề nghị với Lưu Bị không nên tiêu diệt liên minh Tôn – Lưu, có thể thấy rằng Triệu Vân luôn tận tụy phục vụ đất nước và xem xét tình hình tổng thể.
Nhắc lại, có thể thấy ông có phong thái của những bậc minh quân chứ không riêng gì tướng lĩnh quân đội. Nếu không phải do Lưu Bị sớm bố trí Triệu Vân phụ trách nội chính, tôi tin rằng ông ấy sẽ đạt được thành công lớn hơn trong thống nhất quân đội.
Tất nhiên, việc Lưu Bị để Triệu Vân phụ trách nội chính, đó là sự thừa nhận đầy đủ về lòng trung thành dám nghĩ của Triệu Vân. Sau khi ông mất, nhân dân cũng đã xây dựng các đền thờ Triệu Vân ở Tứ Xuyên, Hà Nam, Hà Bắc và những nơi khác. Ông cũng được người dân phong làm Thần cửa, và Đạo giáo thậm chí còn tôn ông là “Nam Công phụ tá Chân quân”.
Nguyệt Hòa
Theo Sound of hope
[ad_2]