[ad_1]

Dưới trào lưu hội nhập văn hóa, đặc biệt là hội nhập với nền văn hóa hiện đại từ phương Tây, thì văn hóa Việt diễn ra như thế nào? Ta hãy thử nói riêng về đức hạnh của người phụ nữ xưa và nay trong trào lưu ấy.

Người xưa luôn xem ‘tứ đức’: Công – Dung – Ngôn – Hạnh là thước đo người phụ nữ Việt Nam. Trong môi trường và điều kiện xã hội xưa kia, dù là sinh ra trong giàu có hay nghèo hèn thì người phụ nữ Việt Nam đều được giáo dục trong những gia đình có nề nếp gia phong.

áo dài Người xưa luôn xem ‘tứ đức’: Công – Dung – Ngôn – Hạnh là thước đo người phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: DKN.tv)

Nhưng xã hội hiện nay lại khác, chủ nghĩa ‘tự do lên ngôi’, theo đó Phụ nữ ngày nay có thể tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội, họ có quyền và tiếng nói quyết định. Nhiều người rất tài năng khi có thể chu toàn các lĩnh vực: vừa tham gia công tác xã hội, vừa làm con, làm vợ, làm mẹ. Thế nhưng về nội hàm bản chất của ‘tứ đức’ mà một người phụ nữ phải có đều đã mai một. Chúng ta hãy cùng so sánh một chút:

Công: là nữ công gia chánh, là sự đảm đang,  ngăn nắp, khéo léo của người phụ nữ. Điều này thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, đặc biệt là vào dịp Tết đến. Khách đến chúc tết thường được thưởng thức các loại mứt tự làm của mỗi gia đình. Họ vừa ăn vừa thán phục sự tinh tế, tài khéo tay, nét dễ thương của người làm ra các loại bánh mứt với nhiều hương vị. Đó là mứt gừng cay cay mà ngọt ngọt thanh thanh, khoai bí đủ hình dạng và màu sắc, mứt trái cây vừa ngọt vừa chua, hay là các loại mứt khoai lang, hoặc là từng chiếc bánh thuẫn nở bung như nắng vàng đẹp mắt…

Nhưng hiện này, mỗi khi Tết đến xuân về, ta không còn thấy những đĩa trái cây và bánh mứt tự làm mà thay vào đó là quà bánh mua sẵn ngoài chợ. Trong thời hiện đại, cũng chẳng còn mấy cô gái biết thêu thùa, may vá, nấu nướng, mà phần lớn là quần áo may sẵn, đồ ăn sẵn, được mang đến tận nhà.

Dung: là nói về dáng vẻ bên ngoài của người phụ nữ, từ cách ăn mặc trang nhã đúng với thuần phong mỹ tục cho đến cách nói năng khiêm nhường nhã nhặn, từ vẻ đẹp hình dáng đến vẻ đẹp tâm hồn.

Trong cổ thư có câu: “Phục sức nếu quá xa hoa thì sẽ lộ ra sự dung tục. Dung nhan mộc mạc, đoan trang mới có thể thể hiện ra giá trị của khí chất”. Câu nói ấy đã ca ngợi sự chuẩn mực của người phụ nữ: Chăm lo việc nhà, cần kiệm, không hoang phí quá nhiều tiền bạc và thời gian vào trang sức, đầu tóc, quần áo hay khuôn mặt bên ngoài. Phụ nữ trước đây, nhất là các chị, các mẹ, hay những cô gái trẻ từ miền nông thôn nắng gió đến thành phố đô hội, dù nghèo hay giàu thì mỗi khi ra đường đều ăn mặc trang nhã, kín đáo, nhẹ nhàng, tinh tế. Không cần quần là áo lượt, chỉ cần ăn mặc giản dị, tươm tất là đẹp.

Còn hiện nay lại có câu nói: “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Tuy rằng vẻ đẹp và cái đẹp của giới nữ hiện nay được xã hội khuyến khích và quan tâm. Nhưng có nhiều người quá coi trọng hình thức, chỉ trau chuốt về trang phục mà ít quan tâm trau dồi về vẻ đẹp tâm hồn. Ăn mặc áo hở vai, hở rốn, tóc đủ loại màu, quần thì ngắn tũn, thậm chí có chị em còn viện cớ mùa hè oi bức để mặc bộ đồ như chiếc bikini tắm biển, và cứ như thế mà vô tư vào chùa thắp nhang cúng Phật. Cũng có cô gái quá chú trọng vào hình thức, đã dựa vào công nghệ mà sửa cằm, bơm mặt, hút mỡ bụng dẫn đến biến dạng khuôn mặt. Còn có cô gái vì quá phấn khích, hưng phấn trước chiến thắng của bóng đá nước nhà đến mức chỉ quấn miếng vải nhỏ quanh người rồi chạy xe khắp các ngả đường… 

Mời quý độc giả xem nội dung phân tích đầy đủ về ‘Đức hạnh của phụ nữ Việt xưa và nay’ trong video dưới đây:

[ad_2]