[ad_1]
Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 38 phát hành ngày 19-9-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn…
Để phát triển doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam được điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để các chủ thể trong xã hội có điều kiện thuận lợi tốt nhất khi tham gia vào nền kinh tế. Điều này mang đến nhiều tác động tích cực như tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế từ năm 2005. Nhưng kéo theo đó, trong một thời gian dài vô hình trung đưa cơ chế trở nên lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tình trạng lách luật, lạm dụng các điều kiện thuận lợi của luật pháp để hình thành “công ty ma”, “công ty hình nộm”, nhằm che đậy hành vi lũng đoạn thị trường, vi phạm luật pháp gây khó khăn đối với công tác quản lý.
Gần đây, thị trường tài chính lại rúng động trước sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố thêm tội nâng vốn ảo từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng tại Công ty FLC Faros, sau đó đưa doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Những năm trở lại đây, nhiều vụ tăng “vốn ảo”, doanh nghiệp “hình nộm”, thành lập nhưng không hoạt động mà chủ yếu hợp thức hóa dòng tiền trong hệ sinh thái để che đậy hành vi vi phạm pháp luật, lách luật ngày càng phổ biến nhưng dường như hoạt động quản lý, ngăn chặn thiếu cương quyết nên tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Trước thực tế này, một vấn đề đặt ra là song hành với sự phát triển về “lượng” thì đã đến lúc pháp luật cần có cái nhìn đúng đắn hơn về “chất” của hoạt động doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp không thể dừng lại ở việc gia tăng số lượng, gia tăng vốn hóa thị trường mà còn phải phát triển cả về sức mạnh doanh nghiệp, phải là một doanh nghiệp thực sự và chính danh thì nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững…
Trên tinh thần đó, trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 19/9/2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy dành trọn chuyên mục Tiêu điểm “Lập lại kỷ cương thị trường tài chính” để phân tích câu chuyện thời sự này dưới góc nhìn của các chuyên gia và cũng để trả lời cho hàng loạt các câu hỏi từ thị trường như:
-Thực trạng doanh nghiệp “ma”, “hình nộm trên thị trường tài chính (nhận diện, cách thức vận hành của loại hình doanh nghiệp này, vai trò của chúng trong các hệ sinh thái tập đoàn kinh tế tư nhân…) như thế nào?
-Các kẽ hở luật pháp để doanh nghiệp tư nhân thành lập doanh nghiệp “ma”, “hình nộm” là gì?Ai tiếp tay cho công ty “hình nộm” lũng đoạn thị trường tài chính?
-Làm gì để kiểm toán xứng đáng là bộ lọc trên thị trường tài chính? Hệ thống kế toán ở Việt Nam có những lỗ hổng nào mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận? Nên xử lý những lỗ hổng đó thế nào? Các quy định pháp luật trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã chặt chẽ? Cần điều chỉnh ở những đâu?
-Từ chuyện tăng vốn ảo, nhìn lại việc thẩm định chất lượng hàng hoá khi lên sàn chứng khoán…
Bao gồm các bài viết:
-Doanh nghiệp “hình nộm” gây loạn thị trường chứng khoán. Câu chuyện doanh nghiệp gian lận, “xào nấu” báo cáo tài chính nhằm thỏa mãn mục tiêu ông chủ được ví như “chuyện thường ngày ở huyện”. Để thực hiện các thủ thuật, doanh nghiệp thường vẽ ra một loạt công ty con, thậm chí là công ty cháu, chắt. Một chuyên gia kinh tế từng nhận định, nếu vẽ mô hình các doanh nghiệp này thì chằng chịt không khác gì bản đồ nước Ý… (Vũ Phong).
-Kiểm toán rất giỏi nhưng ai kiểm soát họ? Theo các chuyên gia, đội ngũ kế toán, kiểm toán độc lập, các công ty tư vấn niêm yết, phát hành… là những chủ thể được ví như bộ lọc của thị trường tài chính. Đến nay, mặc dù khung khổ pháp lý về cơ bản ngày càng theo sát thị trường nhưng vẫn còn kẽ hở và điều này đã tạo điều kiện cho hành vi gian dối số liệu, phục vụ động cơ thâu tóm, thậm chí lừa đảo nhà đầu tư như từng diễn ra trong thời gian gần đây. P/v Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). (Phan Linh).
– “Quét” cổ phiếu “rác” trên thị trường chứng khoán. Các chuyên gia cho rằng tình trạng bỏ lọt nhiều doanh nghiệp “rỗng ruột” trên sàn chứng khoán, bán giấy lấy tiền… không hoàn toàn do kẽ hở pháp luật mà vì có những người cố tình không tuân thủ pháp luật hoặc dùng các biện pháp kỹ thuật để lừa đảo nhà đầu tư. Để ổn định tâm lý thị trường sau những cú sốc vừa qua và tìm những giải pháp dài hạn, củng cố kỷ cương, hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã phỏng vấn chuyên gia tài chính, Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Đại học Gia Định. (Hải Linh).
–Kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính gian lận: Quy trình ổn nhưng người thực thi bất ổn? P/v bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính). (Ánh Tuyết).
-Chống gian lận báo cáo tài chính để trục lợi. Để phát triển doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam được điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để các chủ thể trong xã hội có điều kiện thuận lợi tốt nhất khi tham gia vào nền kinh tế. Điều này mang đến nhiều tác động tích cực như tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng các điều kiện thuận lợi của luật pháp để thành lập các “công ty ma”, “công ty hình nộm”, di chuyển dòng tiền một cách mờ ám nhằm lũng đoạn thị trường để thu lợi bất chính. (Đào Hưng – Phan Linh – Ánh Tuyết).
Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:
-Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn từ một định chế tài chính toàn cầu. Quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam đang tăng tốc. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng GDP được dự báo từ 2,6% của năm 2021 sẽ tăng lên 7,5% trong năm 2022 và lạm phát giữ trung bình ở mức 3,8% trong năm. Phân tích diễn biến gần đây và triển vọng của môi trường kinh tế toàn cầu, WB nhận thấy rằng sau những năm khủng hoảng Covid-19, các cú sốc đã làm gia tăng tính bất định và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. (Lê Thành Ý).
–Đưa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ trở thành vùng động lực. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là một trong sáu vùng kinh tế của cả nước, có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Mặc dù có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển, song vùng vẫn chưa trở thành vùng động lực tăng trưởng. (Ngân Hà).
-Phát triển doanh nghiệp “đầu đàn” dẫn dắt nền kinh tế. Không còn là “đội thuyền thúng” ra khơi, giờ đây cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã lớn mạnh về số lượng, hiện đại về chất lượng. Song để vững mạnh, cần xây dựng được sức mạnh nội lực bên trong của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nội địa phải phát triển và có những doanh nghiệp “đầu đàn” không phân biệt Nhà nước hay tư nhân nhằm dẫn dắt nền kinh tế. (Hương Loan).
– Vốn ngoại vẫn nhắm đến doanh nghiệp quản trị tốt và phát triển bền vững. Muốn tối ưu hóa lợi nhuận và thu hút dòng vốn quốc tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, quản trị (ESG) và phát triển bền vững… (Tú Uyên).
–Giúp ngành hàng không phục hồi nhanh hơn. Dư âm của đại dịch Covid-19 vẫn đang khiến doanh nghiệp hàng không trong nước cũng như quốc tế gặp vô vàn khó khăn, nhưng các hãng bay cũng đang dần quay lại đường băng để giảm áp lực về tài chính. Để giúp ngành hàng không phục hồi nhanh hơn, cần tăng cường giao thương, kết nối và chính các hãng phải luôn linh hoạt ứng biến. (Ánh Tuyết).
–Ghìm giá phân bón: “Nút thắt”vẫn có cách gỡ. Giá phân bón vẫn tăng cao, trong khi doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với tình trạng nguyên liệu đầu vào tăng mạnh và khan hiếm. Làm thế nào để ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón là câu hỏi lớn đang đặt ra. (Vũ Khuê).
–Tìm giải pháp giảm chi phí logistics. Giá xăng dầu leo thang, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do tình trạng thiếu container rỗng và chính sách zero Covid… đã khiến chi phí logistics bị “đội” lên mức cao. Tuy đây chỉ là những yếu tố tác động tới logistics trong ngắn hạn nhưng chi phí logistics của Việt Nam lâu nay vẫn ở mức cao so với khu vực và thế giới. (Anh Nhi).
-Tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam: Dư địa còn rất lớn. Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới và có thể vươn lên đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á. Dư địa tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá còn rất lớn và điều này được coi như một thành tố quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế số. Vậy những yếu tố nào tạo xung lực cho sự tăng trưởng này? (Đỗ Phong).
–Việt Nam là điểm đến của các doanh nghiệp sản xuất bán dẫn. Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức trong việc phát triển ngành bán dẫn cũng như trở thành điểm đến hấp dẫn khi các doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư. (Hà Thanh).
-“Bỏ quên” hạ tầng các khu đô thị mới ở Hà Nội. Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới tại Hà Nội mặc dù đã bàn giao nhà cho người mua về ở từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài như vô tận. (Thanh Xuân).
– Nguyên nhân khiến cơn sốt bất động sản toàn cầu hạ nhiệt. Trên khắp thế giới, lãi suất tăng cao đang khiến cả người mua nhà lẫn người bán nhà gặp khó. Cơn sốt của thị trường bất động sản diễn ra ở nhiều quốc gia cách đây chưa lâu đang nhanh chóng giảm nhiệt. (An Huy).
–Tìm giải pháp căn cơ, triệt để về lao động. Sau đại dịch Covid-19, thị trường tuyển dụng lao động bắt đầu ghi nhận xu hướng thay đổi mạnh khi hai đối tượng chính là người tìm việc và nhà tuyển dụng đều có nhiều thay đổi về yêu cầu, tiêu chí và mối quan tâm. (Lưu Hà).
–Đã đến lúc phải minh bạch cơ chế tài chính bệnh viện công. Góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng với những thách thức gay gắt mà ngành y tế đang gặp phải hiện nay, cần phải minh bạch về cơ chế tài chính để giúp cho các bệnh viện công lập đi theo đúng định hướng rõ ràng, tránh những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính… (Dũng Hiếu).
Nguồn: https://vneconomy.vn/don-doc-tap-chi-kinh-te-viet-nam-so-38-2022.htm
[ad_2]