[ad_1]

Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 74 phát hành ngày 06-12-2021 với nhiều chuyên mục hấp dẫn…

Đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 74-2021

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu của bối cảnh mới đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới mô hình tăng trưởng không chỉ nhằm đạt được mục tiêu trong trung hạn và dài hạn mà còn phục vụ chính mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn. Đó chính là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng của đại dịch covid-19. Đây là nhiệm vụ trọng yếu đã được Đảng, Chính phủ xác định cần tập trung trong năm 2022 và giai đoạn 2022-2025.

Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 74-2021
Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 74-2021

Nhằm phân tích sự thay đổi của bối cảnh thế giới hiện nay và tương lai, từ đó đánh giá xu hướng điều chỉnh kinh tế thế giới trong và sau đại dịch covid-19 như thế nào? 

Nếu đánh giá mức độ tương thích và đáp ứng của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trước sự thay đổi của thế giới;, Việt Nam đang ở đâu? Các yêu cầu đặt ra cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam và phác thảo những nét chính của mô hình này như thế nào?…

Trong số báo ra sáng mai, thứ Hai, ngày 06/12/2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho câu chuyên đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế này.

Các bài viết bao gồm:

– Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hiện thực khát vọng dân tộc. Để sánh vai với năm châu, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng rất cao trong một giai đoạn dài. Vấn đề là biến được khát vọng thành quyết tâm đổi mới mô hình kinh tế. (TS. Đặng Kim Sơn).

–  Xây dựng chương trình phục hồi kinh tế: Lạm phát không là mối lo. Nền kinh tế đang phục hồi theo mô hình chữ U thay vì chữ V như nhiều quốc gia khác. Vì vậy, không thể chần chừ trong việc tung ra các gói chính sách phục hồi và phát triển kinh tế nhất là khi lạm phát khó có khả năng bùng phát. (Ngân Hà).

 – Giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình và tăng trưởng bứt phá. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu của bối cảnh mới đang trở nên cấp thiết. Trong đó, mô hình tăng trưởng mới không chỉ nhằm đạt mục tiêu trong trung hạn và dài hạn mà phục vụ cả mục tiêu ngắn hạn. Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy đã ghi lại những quan điểm, hiến kế của các chuyên gia về mô hình kinh tế mới giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và bứt phá tăng  trưởng.

Và nhiều bài viết cho các chuyên mục khác:

–  Một xu thế phát triển tất yếu. Tại phiên họp đầu tiên, ra mắt Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, tổ chức ngày 30/11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban, khẳng định chuyển đổi số là xu thế chung của thế giới, song cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển đất nước mà, theo lời Thủ tướng, “chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”. (Nguyễn Quốc Uy).

– Tăng trưởng công nghiệp đối mặt với thách thức mới. Sản xuất công nghiệp trong tháng 11/2021 tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, diễn biến mới khó lường của dịch Covid-19 đang đe dọa đến chuỗi cung ứng sản xuất và nguồn cung lao động. Để giữ được đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm, các biện pháp “can thiệp” kịp thời nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh từ phía Nhà nước trong lúc này là rất cấp thiết. (Mạnh Đức).

– Xuất nhập khẩu sẽ thiết lập kỷ lục mới. Trong 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 599,12 tỷ USD. Đáng chú ý, cán cân thương mại đã giành lại được “vị thế” xuất siêu, với 225 triệu USD. Nếu “phong độ” này tiếp tục được giữ vững trong tháng còn lại, thì cả năm xuất nhập khẩu sẽ thiết lập kỷ lục mới, với trên 600 tỷ USD, góp phần tích cực vào việc hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra. (Huyền Vy).

– Kinh tế sôi động hơn, CPI tăng trở lại. Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được ban hành kịp thời và đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai thực hiện. Nhờ đó, các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang dần trở về trạng thái “bình thường mới”, khiến nền kinh tế trở nên sôi động hơn. Điều này đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng lên so với tháng trước đó. (Hương Loan).

– Giải pháp phục hồi thị trường lao động. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thị trường lao động cũng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các chủ thể của thị trường. Vậy làm sao để phục hồi thị trường lao động trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″? Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy xung quanh để đề này. (Lý Hà).

– Ngăn ngân hàng đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp. Mười tháng đầu năm nay, nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu thị trường về giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp với 163,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,4% toàn thị trường. Cùng thời điểm, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN. Giới phân tích cho rằng, nhà điều hành đang nỗ lực hạn chế ngân hàng đổ tiền vào trái phiếu. (Vũ Phong).

– “Kìm cương” giá đất ven Hà Nội “phi mã”. So với đầu năm nay, hiện giá nhà đất nhiều nơi thuộc vùng ven Hà Nội đã tăng ít nhất gấp 2 lần. Mặc dù vậy, nguồn cung chào bán ra thị trường cũng rất hạn chế. Điều này càng tạo điều kiện cho “cò đất” găm hàng, đẩy giá. (Phan Nam).

Khu vực doanh nghiệp “tươi sáng” trở lại. Sau hơn một tháng “mở cửa” nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã “hồi sinh” và tinh thần khởi nghiệp của người dân cũng tích cực trở lại. (Anh Nhi).

– Giáo dục ngoài công lập tự tìm phao cứu sinh. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập đang loay hoay tự tìm phao cứu sinh trong cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình giáo dục theo hướng dạy học kết hợp, giáo dục hướng cá nhân… đang là xu hướng để các cơ sở này tạm thời sống được để chờ đại dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn. (Song Hoàng).

– Để nông nghiệp phát triển bền vững, cần nhiều hợp tác quốc tế. Trong 5 năm qua, hơn 100 dự án nghiên cứu khoa học nông nghiệp được các cơ quan quốc tế triển khai tại Việt Nam dưới sự điều phối của Nhóm Tư vấn các Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR). Các dự án này được triển khai trong nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu…, đã giúp 2 triệu nông dân được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp đem lại ích lợi cho khoảng 24,5 triệu người. (Chu Khôi).

– Hóa giải thách thức trong chuyển đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp.  Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam dưới đây, Tiến sĩ Jean Balié, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI, Giám đốc One CGIAR khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, khuyến nghị cần thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa khoa học và chính sách để mở rộng quy mô ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. (Chương Phượng thực hiện).

Tăng tốc hành trình chuyển đổi số quốc gia. Hành trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng kinh tế số, xã hội số mới đang ở giai đoạn khởi động. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi nỗ lực để tăng tốc hành trình, nâng cao hơn nữa hiệu quả công cuộc chuyển đổi số, đưa Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số phát triển với mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số sẽ đạt khoảng 30% GDP.  (Đỗ Phong).

– Dốc sức chạy đua, tất bật sản xuất hàng Tết. Khi sản xuất, kinh doanh bước vào thời kỳ hoạt động bình thường mới sau giai đoạn giãn cách xã hội, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tăng tốc, tất bật chạy đua sản xuất hàng Tết phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. (Tuệ Mỹ).

 – Sản xuất và phân phối vaccine Covid-19: Rào cản từ sở hữu trí tuệ? Trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, 13 loại vaccine phòng ngừa Covid-19 đã được phê duyệt ở ít nhất một quốc gia. Đây là một thành tựu to lớn nếu chúng ta so sánh với khoảng thời gian đáng kể, từ 10 đến 15 năm ở điều kiện bình thường, để bào chế một loại vaccine cho các dịch bệnh thông thường. Tuy nhiên, những thách thức mới đã nảy sinh xoay quanh việc phân phối và tiếp cận các loại vaccine Covid-19. (TS.Lê Vũ Vân Anh, Giảng viên môn Luật Sở hữu trí tuệ tại Đại học Oxford (Vương quốc Anh).

 – Ảnh hưởng của Omicron tới chính sách tiền tệ toàn cầu. Biến chủng Omicron của Covid-19 giáng một đòn mạnh vào những tia hy vọng gần đây rằng nền kinh tế thế giới sẽ bước sang năm 2022 trong một tư thế vững chắc hơn, đặt ra thách thức đối với các ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh chính sách để chống lại sự leo thang của lạm phát. (An Huy).

 

 

 

 

 

[ad_2]