[ad_1]
Doanh số smartphone trong quý III tại Việt Nam đã hơn một phần tư so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê của Counterpoint Research.
Số liệu theo dõi từng tháng của Counterpoint cho thấy, thị trường vẫn hoạt động tốt trong tháng 7, nhưng bắt đầu đi xuống vào tháng 8 và sụt mạnh vào tháng 9. Báo cáo không tiết lộ doanh số cụ thể của thị trường, nhưng khẳng định đã giảm khoảng 28% so với quý III/2020.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân của sự suy giảm này là do Covid-19. Giai đoạn này, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại phải đóng cửa, trong khi nguồn cung smartphone cũng bị gián đoạn.
Thống kê trước đó của Counterpoint thể hiện, khoảng 70% cửa hàng trong nước phải đóng cửa vào tháng 7. Xu hướng mua sắm của người dùng chuyển sang hình thức trực tuyến. Khoảng 13% doanh số bán hàng quý vừa qua là từ mua online. Thị phần online của một hệ thống bán di động lớn nhất Việt Nam tăng từ 11,6% trong tháng 7 lên 17,5% trong tháng 8. Tuy nhiên, loại hình này cũng gặp khó khăn về mặt giao hàng, khi ở nhiều nơi shipper không thể hoạt động.
Xét riêng ở mảng bán điện thoại online, Xiaomi có doanh số cao nhất với 36%, trong khi Samsung đứng thứ hai là 33%. Còn xét toàn thị trường, Samsung đạt thị phần áp đảo với 49%, xếp trên Oppo (19%), Xiami (13%), Vivo (8%). Đây cũng là thị phần cao nhất của Samsung từ trước đến nay tại Việt Nam. Những mẫu điện thoại bán chạy nhất thuộc phân khúc dòng A, giá tốt của Samsung như Galaxy A12, A03s, A22.
Trong quý III/2021, thị phần smartphone 5G chiếm 20% tổng số điện thoại được bán ra. Theo các nhà phân tích, tỷ lệ này có thể tiếp tục tăng trong quý IV, khi một số nhà mạng lên kế hoạch triển khai thương mại công nghệ kết nối mới này.
“Các hạn chế đã được nới lỏng, người lao động bắt đầu trở lại khu công nghiệp, tỷ lệ tiêm chủng tăng cao. Doanh số smartphone tại Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại vào quý cuối năm”, đại diện Counterpoint nhận định.
Hồi tháng 7, khi nhiều tỉnh thành trên cả nước triển giãn cách xã hội, một số hệ thống kinh doanh điện thoại, đồ điện tử đã thông báo dừng cả hoạt động kinh doanh trực tuyến. Đại diện CellphoneS khi ấy cho biết, doanh số bán hàng của hệ thống giảm còn 30% khi phải đóng các cửa hàng offline, trong khi đại diện Di Động Việt cho biết phải ngừng kinh doanh trong mảng truyền thống, chuyển sang cung ứng thực phẩm trong giai đoạn quý III.
Lưu Quý
[ad_2]