[ad_1]

Đỉnh cao của sự thông thái chính là lùi một bước để tiến ba bước, vận mệnh cuộc đời không nằm ở đường chỉ tay mà nằm trong lòng bàn tay của mỗi người.

1.   Đỉnh cao của sự thông thái: Chấp nhận và đầu hàng

Chấp nhận và buông xuôi không đồng nghĩa với cam chịu. Mọi việc xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó. Nếu chúng ta biết chấp nhận sự thật thì sẽ dễ dàng nhận ra những yếu tố tác động đằng sau để thay đổi.

Khi bạn hiểu rằng sự kiện này xảy ra không phải ngẫu nhiên mà là tất yếu, bạn sẽ không còn vướng bận và hối hận trong lòng. Nhờ đó bạn có thể giải phóng mình khỏi thất bại trong quá khứ và tiếp tục tiến lên.

Dinh-cao-cua-su-thong-thai-dung-nghi-lieu-linh-se-dem-ve-qua-ngot

Nếu bạn muốn thay đổi tương lai, điều cần làm không phải cố gắng thay đổi những điều đã xảy ra, mà là  nhìn nhận lại toàn bộ những nguyên nhân dẫn đến kết cục đó. Hãy nhớ rằng, kết quả không thể thay đổi nhưng phía trước vẫn còn nhiều cơ hội chờ ta. Chỉ cần ta thay đổi cách nhìn nhận và hành động thì sẽ chạm đến thành công một ngày không xa.

Nhiều người khi gặp những điều không may thường đổ lỗi cho vận mệnh, nhưng vận mệnh này lại nằm trong bàn tay chúng ta. Nếu hiểu được sự thật này, bạn có thể mở ra cách nhìn nhận mới mẻ và có thể tự “chèo lái” cuộc đời của chính mình.

2.   Đỉnh cao của sự thông thái: Thay đổi cách nhìn, hành động thích hợp

Khi hiểu rằng một sự kiện xảy ra là kết quả của nhiều yếu tố, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản hơn thay vì mắc kẹt trong nỗi sợ hãi. Đồng thời khi biết cách nhìn nhận vấn đề, tư duy và nhận thức của ta cũng sẽ được khai phá. Thay đổi tốt nhất không đến từ áp bức bên ngoài mà là từ cái nhìn bên trong. Nhận ra mong muốn của bản thân, xác định hình mẫu bản thân muốn trở thành sẽ là “kim chỉ nam” cho con đường phía trước.

Đừng bao giờ nghĩ rằng những thất bại trong quá khứ sẽ quyết định chúng ta là ai. Mà chính niềm tin và sự lạc quan mới là động lực thúc đẩy bản thân ta hành động và thay đổi.

Quảng cáo

Dinh-cao-cua-su-thong-thai-dung-nghi-lieu-linh-se-dem-ve-qua-ngot-2

Nhân vật Liễu Phàm trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” từng được một thầy bói dự đoán vận mệnh tương lai không có nhiều khởi sắc. Nghe vậy, anh ta liền cảm thấy cuộc đời mình như đi vào ngõ cụt. Cho đến một ngày gặp một vị đạo sĩ, người này nói với anh rằng vận mệnh của con người có thể thay đổi, chỉ cần anh kiên trì làm một việc tốt mỗi ngày. Sau đó, Liễu Phàm chăm chỉ làm việc tốt theo lời dặn dò, không lâu sau vận mệnh đã có sự thay đổi. Từ một người hay ủ rũ, thất bại anh trở thành một nhân vật có tên tuổi, đường công danh rộng mở.

3.   Đỉnh cao của sự thông thái: Học cách buông bỏ

Khi chọn con đường nỗ lực vì đam mê của chính mình, chúng ta cần phải chấp nhận kết quả mà nó mang lại dù tốt hay xấu. Có người nói rằng, sau khi nỗ lực hết mình chúng ta phải học cách buông bỏ.

Đừng nghĩ rằng làm việc chăm chỉ phải được đền đáp và cũng đừng nghĩ rằng tất cả công sức bỏ ra đều mang lại kết quả như mong đợi. Nỗ lực có thể mang lại thành công, nhưng cũng có thể đi kèm với rủi ro. Kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ có mỹ mãn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế, chúng ta không nên coi mối quan hệ giữa nỗ lực và thành công là điều hiển nhiên.

Dinh-cao-cua-su-thong-thai-dung-nghi-lieu-linh-se-dem-ve-qua-ngot-5

Chúng ta cần hiểu rằng, chấp nhận những thứ hiện có và cả thất bại đều là một bài học mà ta cần học trong đời. Sự trưởng thành và thành công không phải là con đường “thẳng tắp”, mà nó là một quá trình lặp đi lặp lại. Đôi khi, một số người vì không hài lòng với kết quả nhận được nên chọn cách phàn nàn hoặc đổ lỗi để bản thân có cảm giác nhẹ nhõm hơn. Thế nhưng đó là quan điểm sai lầm. Thay vì đổ lỗi, điều chúng ta cần làm chính là chắt lọc những bài học cho bản thân và điều chỉnh hướng đi mới cho phù hợp.

Học cách buông bỏ thực chất là biết cách phân biệt ranh giới giữa vận mệnh và làm chủ cuộc đời. Buông bỏ không phải là chấp nhận chịu thua mà là để nhìn nhận lại chính mình.

Xem thêm: Muốn thành công đi làm đừng chỉ chọn việc “tiền nhiều – việc ít – gần nhà”

[ad_2]