[ad_1]

 Điển cố thành ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
Ảnh: Kknew

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, đây là một câu thành ngữ vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Thành ngữ này bắt nguồn từ cuốn sách lịch sử “Các triều đại nổi tiếng và lâu đời”. Nguyên lai của nó là một câu nói: “Lời khuyên tốt nghe không êm tai nhưng có ích cho người nghe, giống như thuốc tốt có vị đắng nhưng hiệu quả cho người bệnh. Thần hi vọng bệ hạ làm theo những gì Phàn Khoái nói”.

Năm 207 trước công nguyên, Lưu Bang dẫn đầu quân khởi nghĩa và lật đổ nhà Tần. Sau khi chiếm Hàm Dương, thủ đô nhà Tần, Lưu Bang đã đi dạo trong cung điện và quan sát. Ông nhìn thấy những tòa nhà lộng lẫy và rất nhiều báu vật khắp mọi nơi. Bất cứ nơi nào ông đến, các mỹ nữ xinh đẹp đều bước ra cúi chào. Càng quan sát, Lưu Bang càng tò mò và thích thú nên ông quyết định sống trong cung điện một thời gian để hưởng thụ.

Phàn Khoái là một tướng dưới quyền Lưu Bang. Khi ông nghe Lưu Bang nói muốn sống trong cung điện, liền hỏi: “Ngài muốn làm vương của toàn cõi thiên hạ hay chỉ muốn sống như một người đàn ông rất giàu có.”

Lưu Bang đã trả lời: “Tất nhiên là ta muốn cả giang san này.”

Phàn Khoái thành khẩn khuyên rằng: “Khi bệ hạ tiến vào cung điện nhà Tần, ngài đã thấy vô số báu vật và hàng ngàn mỹ nữ xinh đẹp. Tất cả đây chính là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của triều đại nhà Tần. Thần mong rằng bệ hạ hãy nhanh chóng quay lại doanh trại của chúng ta. Xin bệ hạ đừng sống trong cung điện này”.

“Vua Tần vô phép. Đó là lý do dân chúng nổi lọan chống lại triều đình và đánh bại quân Tần. Nhờ đó bệ hạ đã lật đổ vị hoàng đế hung bạo từng làm khổ người dân. Vậy nên bệ hạ cần siêng năng và tiết kiệm. Bệ hạ vừa nhập cung đã muốn vui chơi hưởng lạc, lời khuyên tốt nghe không êm tai nhưng có ích cho người nghe, giống như thuốc tốt có vị đắng nhưng hiệu quả cho người bệnh. Thần hi vọng bệ hạ làm theo những gì Phàn Khoái đã nói”.

Lưu Bang thức tỉnh và nhận ra sai lầm. Ông nhanh chóng ra lệnh đóng cửa cung điện và trở về doanh trại của mình.

Lão Tử cũng đã từng nói: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay”. Thuốc tuy đắng nhưng có thể trị được bệnh. Lời nói thật tuy trước mắt có gây phật lòng người nghe, nhưng lại luôn giá trị và cần thiết. Một triết gia đã nói rằng: “Người bạn thân nhất của ta là người chỉ trích những lỗi lầm của ta một cách gay gắt nhất”, thế thì “sự thật mất lòng” ở đây cũng có giá trị tương xứng của nó… Người xưa cũng lại nói rằng “mất lòng trước, được lòng sau”.

Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người ta dường như chỉ chạy theo lợi ích trước mặt, họ luôn tỏ ra khôn khéo, tinh ranh ở mọi lúc, mọi nơi. Con người thường ít quan tâm và để ý đến nhau để có những lời nói thật. Vì thế, muốn tìm được một người bạn tri kỷ, luôn nói những lời chân thật cho mình nghe thì thật quá khó khăn.

Tuy nhiên, sự thật và những lời nói chân thật lại luôn luôn có giá trị trường tồn. Sự chân thật, tấm lòng thuần thiện chân chính là giá trị đạo đức mà con người ngày nay cần phải tìm về.

Trong cuộc sống, những gì chân thật lại thường không màu mè, những người đáng tin cũng thường nói lời thẳng thắn, bộc trực. Lão Tử có câu: “Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe”.

Khi Hoàng đế Càn Long hứng chí làm thơ, quan cận thần Hòa Thân liền ca tụng hết lời: “Thơ của Hoàng thượng hay tuyệt đỉnh, chữ viết như rồng bay phượng múa. Triều đình ta mấy nghìn năm chưa có ai làm thơ hay và viết chữ đẹp như thế!”. Hễ có dịp là Hòa Thân ca tụng: “Công ơn của Hoàng thượng như trời bể, tài đức sánh ngang với Nghiêu, Thuấn!”.

Với những lời phỉnh nịnh ngọt ngào như thế, Hòa Thân đã thực sự đã chiếm được hoàn toàn lòng tin của Càn Long, nhân đó mà thừa cơ tham ô, nhận hối lộ, trở thành đại tham quan nổi tiếng lịch sử. Hòa Thân đương nhiên tham lam nhưng vua Càn Long cũng có một phần trách nhiệm vì cái tính thích nghe nịnh của mình.

Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có nhiều nhà lãnh đạo nhận ra được bản chất giả dối và nguy hại của những kẻ xu nịnh. Thời Tam quốc, Tào Tháo đã viết xuống chiếu cầu hiền: “Trị vì đất nước, thiết tập trăm quan, phải thực sự phòng người xu nịnh”. Có thể thấy rất nhiều tấm gương như vậy trong lịch sử.

Một câu chuyện khác nơi quê nhà của Lão Tử; đó là nơi nổi tiếng với hoa mẫu đơn. Một ngày, có người vào làng bán cây mẫu đơn, nhưng thực chất đó là gốc cây củ gai trông giống hệt như gốc mẫu đơn, được bày trên tấm vải màu đỏ. Người bán hàng dùng những ngôn từ dễ nghe để chào mời khách mua: “Một đóa mẫu đơn tỏa ánh hồng; Màu sắc rọi người khắp nhà thơm; Đóa hoa lớn cỡ cái thau chậu; Diễm lệ vô cùng, vua loài hoa!”

Lão Tử nghe ông ta nói hay nói ngọt như vậy, bèn mua thử một cây. Sau khi về nhà, ông cẩn thận vun trồng ở trong sân. Không lâu sau, gốc cây đó đã nảy mầm, mọc ra những lá non. Nhưng đợi mãi đợi mãi mà chẳng thấy hoa đâu, thân cây dần dần lộ ra nguyên hình cây củ gai.

Mùa xuân năm sau, lại có một người bán gốc mẫu đơn vào làng. Vì đã mắc lừa lần trước, lần này Lão Tử cẩn thận hỏi người bán rằng: “Thứ ông bán, có phải là mẫu đơn không?”. Người đó không nói nhiều, trước tiên nhìn Lão Tử một cái, tiếp đó không đếm xỉa tới, nói năng thô lỗ rằng: “Chỉ có một đống này, ông muốn mua thì mua, không muốn mua thì thôi!”. Lão Tử cảm thấy người này thật kỳ lạ: “Sao ông ta lại không khen hàng của mình nhỉ?”.

Cuối cùng Lão Tử vẫn mua một cây, về nhà ươm trồng ở trong sân vườn. Mười ngày sau, trên mặt đất đã trồi lên mầm non. Không lâu sau, cây mẫu đơn đó lại nở ra mười mấy bông hoa vừa to vừa đẹp, khiến hàng xóm láng giềng đều đến ngắm nhìn thưởng thức. Lão Tử mừng rỡ, bèn kể lại câu chuyện hai lần mua gốc mẫu đơn.

Về sau khi viết cuốn “Đạo Đức Kinh”, ông viết: “Lời hay thì không thật, lời thật thì không hay”, chính là lời nói thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không chân thật. Mong rằng mọi người sau này nhớ lấy lời dạy của cổ nhân mà cảnh giác với những lời ngon ngọt.

Từ Thanh tổng hợp

Xem thêm

[ad_2]