[ad_1]

Di ngôn gì của Bàng Thống đã khiến Lưu Bị bối rối và ân hận?

Bàng Thống (178 – 214) tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phùng Sồ. Ông là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi, thường xuyên qua lại với nhau. Nếu Gia Cát Lượng là người thận trọng thì Bàng Thống lại rất xốc nổi bộc trực.

Từ Nguyên Trực – một quân sư của Lưu Bị từng nói: “Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai người đó thì cũng đủ dẹp yên thiên hạ”. Ngọa Long ở đây muốn nói đến Gia Cát Lượng, còn Phượng Sồ, chính là nhắc đến Bàng Thống.

Từ đây hậu thế luôn nhận định tài năng của Bàng Thống sánh ngang với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng thống có lẽ là ngoại hình, khi ông được miêu tả là người có dung mạo khó coi.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tài năng của Bàng Thống được mô tả qua trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh lừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính (đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến) đỡ say sóng. Song đó chính là điểm yếu tạo điều kiện cho Chu Du tấn công Tào Tháo.

Sau đó chuyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường. Sau trận Xích Bích thì Bàng Thống đã về phụng sự cho đại nghiệp của Lưu Bị với chức vị ngang hàng cùng Gia Cát Lượng.

Sử sách Trung Quốc ghi chép, những thành tựu to lớn mà Lưu Bị có thể giành được phần nhiều do sự giúp sức của các văn thần võ tướng dưới trướng, trong đó không thể không nhắc đến Bàng Thống và Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng là mưu sĩ được Lưu Bị hết lòng tin tưởng. Ông chính là người đã giúp Lưu Bị bày mưu hiến kế trong nhiều việc, thậm chí sau khi Lưu Bị mất, vị quân sư này còn nắm trong tay đại quyền Thục quốc. Nhưng chỉ tiếc khi đó tình hình nhà Thục rất rối ren, dù Gia Cát Lượng có là thần tiên đi nữa cũng chẳng thể thay đổi được tình hình.

Còn về Bàng Thống, tuy ông mất sớm nhưng những cống hiến của ông cho Lưu Bị không thể lu mờ. Trong cuộc đời làm mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị, ông 3 lần hiến kế cho quân chủ. Trong đó có 1 điều thậm chí đã giúp Lưu Bị thu phục được Thành Đô.

Nhưng tiếc thay, trời cao đố kỵ kẻ hiền tài, ngay khi Lưu Bị để Bàng Thống dẫn quân công thành, ông đã bất hạnh trúc phải tên độc qua đời. Việc này là tổn thất vô cùng to lớn cho nhà Thục.

Song trước khi trút hơi thở cuối cùng, Bàng Thống đã để lại 1 câu nói mà xét về ý nghĩa, câu nói này có thể nói đã khái quát được toàn bộ cục diện Thục quốc bấy giờ, câu nói đó đại ý là: Cái chết của ta hôm nay là ý trời.

Tuy nhiên, tất cả những người xung quanh đều hiểu sai ý câu nói của ông, duy chỉ có Gia Cát Lượng – người có tài trí sánh ngang với Bàng Thống mới hiểu được dụng ý bên trong, đó chính là Lưu Bị sẽ chẳng thể thu phục được thiên hạ nữa rồi.

Dẫu vậy, câu nói này không có nghĩa là Bàng Thống không tin tưởng vào Lưu Bị. Ông chỉ nhấn mạnh vào ý trời, vì ý trời chính là số mệnh. Sau khi nghe di ngôn của Bàng Thống, Lưu Bị đã tỏ ra bối rối, ân hận

Bàng Thống cho rằng, Lưu Bị tuy giỏi về nhiều mặt nhưng sẽ thua về “thiên thời”. Cái này gọi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Phải hội tụ đủ các yếu tố đó thì mới là điều hoàn hảo. Lưu Bị thắng nhờ nhân nghĩa, thua cũng vì nhân nghĩa.

Khi ấy, Lưu Bị muốn để Gia Cát Lượng đi đánh chiếm Kinh Châu nhưng lại lo đến mối quan hệ giữa mình và Lưu Biểu, cho nên không đành lòng ra tay, tất cả những điều đó Bàng Thống đều đã thấy được.

Trong thời đại các nước chư hầu tranh giành đấu đá lẫn nhau, thứ không đáng giá nhất chính là tình cảm và lòng nhân nghĩa. Lưu Bị vừa muốn có thiên lại lại không muốn tổn hại tình cảm. Đây vốn là chuyện không thể xảy ra. Chính vì lẽ đó mà Lưu Bị bị mất thời cơ vàng.

Với tài trí của mình, Bàng Thống không khó để nhìn thấu tình hình thời cuộc khi đó. Vậy nên ông mới cho rằng, đến cuối cùng Lưu Bị cũng chẳng thể có được thiên hạ, ấy chính là “ý trời đã định”.

 

Theo Songdep

[ad_2]