[ad_1]

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư trước 2 đoạn vành đai 2 và nhiều dự án khác để giảm áp lực giao thông nội đô với tổng mức đầu tư lên tới 17.513 tỷ đồng…

Sau khi hoàn thành, tuyến vành đai 2 sẽ giúp điều phối giao thông khu vực nội thành, kết nối hệ thống cảng biển, giảm ùn tắc khu vực nội đô. Sau khi hoàn thành, tuyến vành đai 2 sẽ giúp điều phối giao thông khu vực nội thành, kết nối hệ thống cảng biển, giảm ùn tắc khu vực nội đô.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM danh mục 7 dự án giao thông chuẩn bị trình HĐND thành phố xem xét thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay. Tổng mức đầu tư của các dự án này lên đến trên 17.513 tỷ đồng.

Trong đó, riêng hai dự án xây dựng vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu – Xa lộ Hà Nội và đoạn từ Xa lộ Hà Nội – đường Phạm Văn Đồng có tổng vốn hơn 17.049 tỷ đồng. 

Được biết, đường vành đai 2 dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP. Thủ Đức), điểm cuối ra Quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP.HCM. Đây là trục huyết mạch giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô.

Mong muốn hoàn thành tuyến đường huyết mạch này được thành phố đề ra nhiều năm trước song vì nhiều lý do, trong đó khó khăn lớn nhất là nguồn vốn, dẫn đến dự án chưa thể triển khai. 

Tuy nhiên, đường vành đai 2 hiện còn 11 km chưa được khép kín, chia làm 3 đoạn 1, 2 và 4. Riêng đoạn 3, từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quốc lộ 1) đang tạm dừng thi công do liên quan đến điều chỉnh hợp đồng BT dự án.

Việc khép kín trước 2 đoạn cầu Phú Hữu – Xa lộ Hà Nội và đoạn từ Xa lộ Hà Nội – đường Phạm Văn Đồng sẽ tạo điều kiện khép kín vành đai 2 trong thời gian gần. Sau khi hoàn thành, tuyến vành đai 2 sẽ giúp điều phối giao thông khu vực nội thành, kết nối hệ thống cảng biển, giảm ùn tắc khu vực nội đô.

Dự án đường vành Đai 2 TP.HCM.Dự án đường vành Đai 2 TP.HCM.

Ngoài 2 dự án khép dần vành đai 2, Sở Giao thông vận tải TP.HCM còn đề xuất đầu tư các dự án như: nâng tĩnh không cầu Bình Triệu trên Quốc lộ 13 vốn 133,1 tỷ đồng, dự án nâng tĩnh không cầu Bình Phước 1 trên Quốc lộ 1A vốn 111,6 tỷ đồng.

Cùng với đó, dự án xây dựng và lắp đặt hệ thống thang máy tại cầu vượt bộ hành các nhà ga trên cao metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên với 30 tỷ đồng, xây dựng hệ thống quan trắc phục vụ khai thác, vận hành metro số 1 với 179 tỷ đồng; đóng mới hai ponton chốt kiểm soát trên sông Đồng Nai với kinh phí 11 tỷ đồng.

Cũng tại báo cáo này, Sở Giao thông vận tải cũng thông tin về các dự án giao thông đang triển khai.

Cụ thể, đối với dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư, hiện nay, ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh đang tổ chức thực hiện và dự kiến thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023. Khi đó, chủ đầu tư sẽ tổ chức thi công và dự kiến hoàn thành công trình trong năm 2024.

Với dự án Xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy, hiện đang nghiên cứu quy mô điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 3 nút giao Mỹ Thủy song song với việc nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư hoàn thiện đường vành đai Đông (đoạn từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy).

Đối với dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối xe buýt với nhà ga metro số 1, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đang lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự kiến trong tháng 11/2022, Sở Giao thông vận tải phê duyệt dự án để khởi công và hoàn thành trong năm sau.

Nguồn: https://vneconomy.vn/de-xuat-danh-hon-17-500-ty-dong-lam-du-an-vanh-dai-2-va-loat-du-an-ha-tang-tai-tp-hcm.htm

[ad_2]