[ad_1]

1. Tại sao cần kiểm tra đất có lên thổ cư được không?

Pháp luật về đất đai hiện nay không quy định về loại đất nào có tên là đất thổ cư mà đây là cách gọi phổ biến của đất ở (đất ở nông hôn và đất ở đô thị). Loại đất này được sử dụng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống dân cư.

Đáng chú ý, tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 nêu rõ nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích sử dụng. Điều này có nghĩa, tất cả các loại đất mà không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải dựa vào:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, Điều 57 Luật Đất đai 2013 cũng quy định các trường hợp chuyển sang đất ở phải xin phép gồm:

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

Do đó, trước khi chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư để xây dựng công trình, nhà ở, người dân cần kiểm tra kỹ xem loại đất mà mình đang sử dụng có được lên thổ cư hay không? Việc kiểm tra trước khi chuyển đất lên thổ cư sẽ giúp người dân tránh được những rủi ro pháp lý về sau.

cách để kiểm tra đất có lên thổ cư được khôngKiểm tra đất có lên thổ cư được không giúp tránh được những rủi ro pháp lý (Ảnh minh họa)

2. 3 cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không?

Người dân có thể tự kiểm tra đất mà mình đang sử dụng có lên thổ cư được hay không dựa vào các cách đơn giản sau đây:

Cách 01: Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) sẽ thể hiện phần thông tin quy hoạch được ký hiệu bằng nét gạch đứt bên cạnh thông tin thửa đất. Mặc dù đây là cách giúp người sử dụng đất tiết kiệm được thời gian, chi phí nhưng sẽ có một vài hạn chế như:

– Thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là thông tin đã cũ, chưa cập nhật.

– Không phải mọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều ghi nhận phần thông tin về quy hoạch.

 Cách 02: Gửi yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai để kiểm tra kế hoạch sử dụng đất

Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, người dân có quyền khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp thông qua phiếu yêu cầu.

Cách 03: Kiểm tra tại trụ sở, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật liên quan đến quy hoạch năm 2018 quy định toàn bộ nội dung kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.

Theo đó, toàn bộ nội dung quy hoạch sử dụng đất được Nhà nước thông qua sẽ được công bố công khai tại trụ sở UBND xã, phường và UBND cấp huyện; công bố trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.

Người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để kiểm tra tình trạng quy hoạch đất.

Như vậy, với 03 cách đơn giản nêu trên người dân có thể kiểm tra xem đất có được lên thổ cư hay không để từ đó có những phương án sử dụng, khai thác phù hợp, đúng pháp luật.

3. Tự ý chuyển lên đất thổ cư bị xử lý thế nào?

Việc người dân tự ý chuyển lên đất thổ cư khi chưa đủ điều kiện sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật, mức phạt tiền phụ thuộc vào loại đất và diện tích vi phạm.

– Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất thổ cư:

Căn cứ khoản 3, 4, 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở (đất thổ cư) thì bị xử phạt đến 250 triệu đồng với trường hợp diện tích chuyển trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất rừng sang đất thổ cư:

Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định khi tự ý chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng với trường hợp diện tích chuyển trái phép từ 05 héc ta trở lên.

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư:

Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác thì bị phạt đến 200 triệu đồng nếu chuyển trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hình thức và mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất thổ cư sang đất thổ cư lên đến 160 triệu đồng nếu chuyển rái phép từ 03 héc ta trở lên.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.

Ở khu vực đô thị, hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn (tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức).

Xem chi tiết: Mức phạt khi tự ý chuyển lên đất thổ cư là bao nhiêu? 

Trên đây là Cách để kiểm tra đất có lên thổ cư được không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Nguồn: https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/cach-de-kiem-tra-dat-co-len-tho-cu-duoc-khong-230-93033-article.html

[ad_2]