[ad_1]

Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ nuôi con theo chỉ dẫn của “chuyên gia mạng”. Thế nhưng, việc tin tưởng tuyệt đối vào các vị “giáo viên” này đã khiến không ít ông bố bà mẹ nhận về kết cục ê chề.

Theo Sixthtone, Chu Liang là 1 người phụ nữ có năng lực. Nhưng khi nói về nuôi dạy con cái thì bà mẹ 36 tuổi này rất vụng về. “Tôi nghĩ mình là người mẹ thất bại”.

Mối quan hệ giữa Chu và con trai 6 tuổi đã rạn nứt trong vài tháng gần đây. Cậu bé thường xuyên có hành vi phá phách, không chịu làm điều mẹ nói. Khi bị mắng thì nhìn mẹ chằm chằm với ánh mắt lạnh lùng. 

Mọi việc bắt đầu từ lúc Chu theo dõi một “người có ảnh hưởng” (Influencer – tài khoản mạng xã hội có nhiều người theo dõi và có khả năng tác động đến suy nghĩ của người khác) trong nuôi dạy con nổi tiếng ở Trung Quốc. Blogger này đã thu hút hàng nghìn người hâm mộ trên ứng dụng xã hội WeChat. Người này khẳng định, phương pháp của mình đã thúc đẩy con trai cô đạt được “thành công phi thường”, như 6 tuổi có thể đọc tiếng Anh ở trình đọc học sinh lớp 5 ở Mỹ.

Nhưng các áp dụng của người này rất khó thực hiện. Cô khuyến khích lập ra danh sách bài tập cần làm – gồm những cuốn tiếng Anh nên đọc, đọc trong bao lâu và câu hỏi đọc hiểu. nếu trẻ không hoàn thành, cha mẹ có thể gợi ý. Cô Chu mong con trai có khởi đầu thuận lợi nên đã quyết định thử phương pháp của người này. “Bây giờ thằng bé ghét tiếng Anh và có lẽ tôi cũng vậy”, cô nói.

Day-con-theo-cach-cua-chuyen-gia-mang-cha-me-cong-lung-ganh-hau-qua-9
Người ảnh hưởng trên mạng Li Danyang (trái) chia sẻ các cách giúp con học tốt và cô học với con mình (phải)

Chu Liang chỉ là 1 trong số rất nhiều phụ huynh Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh này. Những người có ảnh hưởng trong việc nuôi dạy con cái đưa cho các bậc cha nhiều mẹo dạy con thành công, nhưng nhiều người có lý thuyết gây tranh cãi, rao bán các tài liệu không rõ ràng, thậm chí là bình phong cho các tổ chức, công ty.

Những lời khuyên về cách nuôi dạy con đang trở thành, khi bị biến thành câu chuyện “kinh tế”. Trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc – WeChat, hàng nghìn tài khoản nuôi dạy con mọc lên như nấm sau mưa, trong đó 1 lượng lớn tập trung vào việc nuôi dạy trẻ đọc tiếng Anh và viết các tác phẩm tiếng Trung. những người có ảnh hưởng này có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể do các gia đình Trung Quốc sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho việc học của con.

Theo khảo sát vào năm 2011, hơn 1/5 gia đình Trung Quốc dành hơn 20% thu nhập cho con cái. Thị trường các sản phẩm  nhắm đến cha mẹ và trẻ sơ sinh của Trung Quốc được ước tính giá trị đáng kinh ngạc với 495 tỷ USD. Vào năm 2018, Li Danyang – một người có ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái nổi tiếng, điều hành một tài khoản WeChat có tên Niangao Mama – thu hút được 16 triệu người theo dõi. Tài khoản của cô được báo cáo tạo ra doanh thu trị giá 60 triệu tệ mỗi tháng.

Day-con-theo-cach-cua-chuyen-gia-mang-cha-me-cong-lung-ganh-hau-qua-8
Giống như nhiều blogger nuôi dạy con, Shanshan là bà mẹ ở nhà và có kinh nghiệm viết lách. Trong ảnh cô và con trai trên một chuyến tàu điện đầu tháng 7/2021

Chang Hua – một bà mẹ ở Bắc Kinh cho biết, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm cải cách hệ thống giáo dục đã khiến những người có ảnh hưởng trở nên nổi tiếng hơn. Các nhà chức trách đã đang cố gắng giảm tải gánh nặng học hành cho học sinh như ít bài tập về nhà hơn, tan học sớm hơn. 

 “Các trường học không cung cấp cho phụ huynh những gì họ muốn cho con cái của họ. Bài tập về nhà ít hơn và dễ hơn. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ phải tìm kiếm các nguồn tài nguyên giảng dạy phù hợp cho con cái để đảm bảo không bị bỏ lại phía sau”, Chang nói.

Một bà mẹ tân Shanshan ở Thượng Hải – là một trong những người có ảnh hưởng được hưởng lợi từ những xu hướng này. Cô bắt đầu chia sẻ các mẹo học tiếng Anh cho trẻ từ năm 2018 và hiện có 120.000 người theo dõi. Cô thu hút người hâm mộ bằng cách nhấn vào thành tích học tập của các con và khẳng định phương pháp của cô là lý do đằng sau thành tích tốt.

Người mẹ này nói, khi còn học mẫu giáo, con trai đã dành hàng giờ để học tiếng Anh mỗi ngày, đọc hàng chục cuốn sách, nghe sách nói và hoàn thành hàng loạt câu hỏi hiểu. 

 “Các con tôi đều có chỉ số IQ trung bình và tôi là một phụ huynh bình thường. Thành tích của trẻ rất dễ được nâng lên nếu cha mẹ có thể kiên trì làm theo những gì tôi đã và đang làm”, cô nói.

Quảng cáo

Shanshan tập trung vào lời khuyên thiết thực cho người hâm mộ. Ngoài ra, cô điều hành hàng chục nhóm, nơi trực tiếp tương tác với phụ huynh, với mục đích có thu nhập. Trên tài khoản của mình, Shanshan còn quảng cáo một loạt tài liệu giảng dạy và các trung tâm ngoại ngữ. “Nhiều tài khoản WeChat viết bài tạo sự lo lắng cho các bậc cha mẹ, để quảng cáo sản phẩm của họ tốt hơn. Tôi không nghĩ điều đó là trái đạo đức. Mọi ngành đều sử dụng phương pháp này để tạo ra nhu cầu, như ngành công nghiệp mỹ phẩm và thể dục”, cô nói.

Day-con-theo-cach-cua-chuyen-gia-mang-cha-me-cong-lung-ganh-hau-qua-6
Cô Liuma Luoluo chia sẻ một bức ảnh con mình vài năm trước. Tuy tuyên truyền phải nuôi dạy con bằng tình yêu nhưng cô gửi con về quê và cậu bé hiện gặp vấn đề hành vi

Đã có những blog dạy con phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng hơn. Vào tháng 4, ngành công nghiệp này đã bị rung chuyển bởi những tiết lộ rằng, một số tài khoản WeChat có vẻ như được điều hành bởi các bậc cha mẹ bình thường và kiểm soát bởi một công ty giáo dục.

Một vụ bê bối nổi tiếng khác liên quan đến Liuma Luoluo, một người có ảnh hưởng trong việc nuôi dạy con cái với 670.000 người theo dõi trên ứng dụng xã hội Weibo. Cô này làm nên tên tuổi bằng việc lập luận cha mẹ nên nuôi dạy con bằng tình yêu và khuyến khích con sáng tạo khi con nhỏ. 

Song đầu năm nay, cô này bị bóc mẽ sống xa con gái 8 tuổi trong nhiều năm. Liuma Luoluo sau đó thừa nhận vì quá bận rộn với công việc đã để con gái ở với bố mẹ ở tỉnh Hà Nam, cách nhà cô ở Bắc Kinh 8 giờ lái xe. Đứa trẻ xa mẹ bị vấn đề hành vi và được gửi đến một trường nội trú trong tỉnh.

Tin tức này giống như một trận động đất. “Bạn theo dõi một tài khoản chủ yếu vì họ đã nuôi dạy một đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc. Bây giờ, bạn đang nói với tôi những câu chuyện thành công này chỉ là dối trá, rằng họ bịa ra để khiến tôi mua thứ này thứ kia. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Yan Yiling, một bà mẹ khác sống ở Bắc Kinh nói.

Sau một thời gian hâm mộ mù quáng, Chang Hua nói rằng, cô rất buồn khi thấy blogger yêu thích của mình bắt đầu bán các sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến giáo dục. “Cô ấy bán tất cả mọi thứ, từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến bệ toilet. Tôi quyết định hủy theo dõi”, Chang nói.

Cô cũng nói thêm, vài năm trước đã đăng ký cho con tham gia học tiếng Anh trực tuyến của một tài khoản. Các bài học không những không hiệu quả mà các chiến thuật bán hàng của họ khiến cô bị sốc. Họ cố biến những phụ huynh mua bài học này thành nhân viên bán hàng của họ. “Họ nói tôi sẽ được trả hoa hồng nếu rủ thêm được các phụ huynh khác. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất kinh khủng”, cô nói.

Những phụ huynh mới có con lần đầu dễ bị lợi dụng. “Sau khi bị những người ảnh hưởng này tẩy não, phụ huynh sẽ dần chấp nhận phương pháp của họ và cảm thấy mọi điều họ nói là đúng. Sau đó áp dụng vào dạy con nhưng một số người có thể sẽ lãng phí thời gian của con cái. Trong trường hợp xấu nhất… bạn có thể sẽ hủy hoại một đứa trẻ”, Chang nói.

Tuy nhiên bất chấp vài lần “mất tiền ngu”, Chang vẫn tiếp tục theo dõi 10 tài khoản người nổi tiếng. Cô quyết tâm cho con lớp 2 của mình nói tiếng Anh trôi chảy một ngày không xa.

Còn phía Chu Liang, giờ đây đã nhận ra mặt tối đằng sau những người ảnh hưởng. Cô không chắc làm thế nào hàn gắn mối quan hệ tan vỡ với con trai hoặc truyền cảm hứng cho con học tiếng Anh. Nhưng cô ấy biết việc ép con học sẽ không đạt được mục tiêu nào cả.

“Có lẽ chiến lược của người ảnh hưởng này có hiệu quả với những đứa trẻ ngoan và có thể chịu áp lực cao từ khi còn nhỏ. Nhưng đó không phải là con tôi”, người mẹ thở dài nói.

(Theo Sixthtone)

Xem thêm: Cha mẹ dạy con “không được” là người tốt trong những trường hợp này: Tử tế cần thiết nhưng phải tùy hoàn cảnh

[ad_2]