[ad_1]

Trồng cây cảnh thì không thể thiếu việc bón phân, đặc biệt là cây cảnh trồng trong chậu, nhu cầu phân bón sẽ cao hơn.

Nguyên nhân do một số cây cảnh trồng trong chậu cần chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên mà đất trong chậu lại hạn chế nên lâu dần sẽ bị cây hút hết chất dinh dưỡng, bộ rễ của cây cảnh sẽ bị “đói” và suy kiệt.

Lúc này, nếu bạn không bón phân, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất thì lá cây cảnh sẽ vàng úa, không nở hoa và dẫn đến tàn lụi.

Đầu xuân, học cách bón phân cho cây cảnh đúng cách, giúp cây nở hoa trĩu trịt - 1

Việc bón phân cho cây cảnh cần phải được tiết chế hợp lý, được tiến hành theo mùa, theo thời gian và giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây cảnh.

Nói chung, vào mùa xuân là mùa tốt nhất để bón phân cho hầu hết các loại cây cảnh. Vào mùa xuân, vạn vật hồi phục, cây cối thức dậy sau một thời gian dài ngủ đông. Trong quá trình này, nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây sẽ tăng lên, lúc này bón thúc giúp cây hấp thu hiệu quả nhất.

Có nhiều loại phân bón khác nhau. Sở dĩ có nhiều loại phân là do các loại cây trồng có thói quen sinh trưởng khác nhau nên cần các loại phân phù hợp với mỗi loại.

Các loại phân bón thường là dạng phân bón hạt tan chậm. Nếu bạn không biết sử dụng phân bón đúng cách có thể gây cháy rễ dẫn đến chết cây.

Dưới đây là 4 loại phân bón thường được sử dụng để bón cho cây cảnh.

1. Phân bón tác dụng nhanh thích hợp dùng cho cây cảnh ra hoa vào mùa hè

Các loại phân bón tác dụng nhanh được bán với số lượng nhiều nhất trên thị trường. Các loại phân bón tác dụng nhanh có chứa nhiều nguyên tố vi lượng để kích thích cây cảnh phát triển.

Đầu xuân, học cách bón phân cho cây cảnh đúng cách, giúp cây nở hoa trĩu trịt - 2

Phân bón tannhanh không được bọc đường nên bay hơi rất nhanh và hòa tan vào đất và nước và được rễ cây hấp thu. Phân bón tác dụng nhanh thích hợp cho các loại cây cảnh ra hoa vào mùa hè hoặc các loại cây thân thảo.

2. Phân bón tan chậm được sử dụng nhiều cho các loại cây cảnh phát triển chậm

Phân bón tan chậm được sử dụng nhiều hơn cho các cây cảnh phát triển chậm như các loài xương rồng.

Vì chu kỳ sinh trưởng của các cây cảnh này thường dài, tốc độ phát triển của nó rất chậm, trong trường hợp này, cần phải sử dụng phân bón chậm.

Đầu xuân, học cách bón phân cho cây cảnh đúng cách, giúp cây nở hoa trĩu trịt - 3

Các phân bón chậm có thể rải lên chậu đất trồng cây cảnh

Phân bón tan chậm thường được bọc một lớp đường phủ trên bề mặt hạt. Bạn có thể thả phân bón lên bề mặt chậu cây hoặc trực tiếp xới trộn vào đất.

Sau một thời gian dài, phân bón tan chậm phân giải từ từ và thẩm thấu dưỡng chất vào đất. Như vậy, các loại cây phát triển chậm sẽ không bị cháy rễ.

3. Phân bón dạng nước có thể tưới hoặc phun lên lá của cây cảnh

Phân bón dạng nước là các loại phân kali hòa tan và pha loãng trong nước. Phân bón này thường được dùng cho các cây cảnh lá. Đây là các cây cảnh có nhu cầu về phân bón không nhiều vì cây chỉ mọc lá.

Đầu xuân, học cách bón phân cho cây cảnh đúng cách, giúp cây nở hoa trĩu trịt - 4

Phân bón nước thường được dùng cho cây cảnh chỉ ra lá

Trước khi cây sinh trưởng, bạn có thể dùng phân dạng nước khuấy đều theo tỷ lệ nhất định rồi phun lên lá. Hầu hết các loại cây ra lá đều có thể hấp thụ phân qua các lỗ khí trên lá. Điều này giúp lá của cây cảnh xanh tốt hơn, càng có tác dụng làm cảnh.

4. Phân hữu cơ dùng được cho nhiều loại cây cảnh

Trên thị trường có hai loại phân hữu cơ phổ biến nhất, một là phân gà lên men và hai là phân bò lên men. Các loại phân này được gọi chung là phân hữu cơ.

Loại phân này có lợi đối với hầu hết các loại cây cảnh. Vì dụ như chậu hoa hồng hay hoa cẩm tú cầu trong nhà mình đều dùng phân gà làm phân hữu cơ. Loại phân này giúp cây cảnh không bị cháy rễ, hiệu quả lâu dài.

[ad_2]