[ad_1]

Nguồn cung cho nhà ở vẫn trong tình trạng khan hiếm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền (dưới 30 triệu/m2) hầu như không còn trong 2 quý cuối năm 2021 trong khi phân khúc second-home hoặc các dự án nhà ở cao cấp lại được chào bán nhiều hơn ra thị trường. Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa nguồn cầu các dự án để ở thật của khách hàng và nguồn cung dự án của chủ đầu tư….

Sau thời gian tăng nóng, thị trường đầu tư, đặc biệt là chứng khoán đang có sự điều chỉnh đáng kể. Nhìn từ đây, nhiều nhà đầu tư dấy lên lo ngại về thị trường bất động sản thời gian tới, đặc biệt sau sự kiện Tân Hoàng Minh. Dù vậy, trong bức tranh chung với vĩ mô tốt, nhu cầu ở mức cao và mức giá còn khá hấp dẫn so với khu vực, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá đầy triển vọng.

Báo cáo mới nhất từ Batdongsan.vn cho thấy, nền kinh tế phát triển ổn định trong quý với mức tăng trưởng GDP tốt hơn cùng kỳ 2020 và 2021, đạt 5,03%; trong khi FDI đăng ký toàn ngành giảm 12% so với cùng kỳ năm trước thì vốn FDI đổ vào bất động sản tăng 213%. Đặc biệt số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt khác, Chính phủ đang từng bước minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững: đó là lý do thúc đẩy người mua nhà vẫn có cái nhìn tích cực về thị trường. Báo cáo cũng nhấn mạnh, bất động sản tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư ưu tiên so với phần còn lại như vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm…

Về phía doanh nghiệp, đại diện Nam Long (NLG) nhận định trong chia sẻ gần đây: “Sau nhiều biến đông thị trường trong thời gian vừa qua dẫn đến tình hình phê duyệt về pháp lý và các hình thức huy động vốn trên thị trường bị chậm lại. Điều này kéo theo nguồn cung sơ cấp từ các chủ đầu tư vẫn chưa được cải thiện nhiều, đi kèm với việc lãi suất tăng và lạm phát tăng cũng khiến sức mua bị ảnh hưởng.

Nguồn cung cho nhà ở vẫn trong tình trạng khan hiếm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền (dưới 30 triệu/m2) hầu như không còn trong 2 quý cuối năm 2021 trong khi phân khúc second-home hoặc các dự án nhà ở cao cấp lại được chào bán nhiều hơn ra thị trường. Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa nguồn cầu các dự án để ở thật của khách hàng và nguồn cung dự án của chủ đầu tư. Việc này cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nào có thể tiến hành mở bán sản phẩm trong giai đoạn hiện nay”.

Được biết, năm 2022 NLG chủ trương tập trung vào mục tiêu trở thành nhà phát triển khu đô thị tích hợp. Theo kế hoạch, Công ty sẽ triển khai đồng loạt các khu đô thị lớn Southgate (Waterpoint giai đoạn 1-165ha), Mizuki (26ha), Izumi City (170ha), Akari (8ha), Nam Long – Cần Thơ (43ha), Nam Long Đại Phước (45ha)… với mục tiêu tổng doanh số đạt 2 tỷ USD trong 3 năm tới. Mà trong đó, Nam Long Cần Thơ, Akari, Southgate và Nam Long Đại Phước đóng góp phần lớn doanh thu lợi nhuận cho năm nay.

Tiếp tục hành trình xuyên suốt của mình, NLG cũng tiếp tục đa dạng hóa phân khúc nhà ở tại các Khu đô thị, mở rộng thêm các dòng sản phẩm mới mid-end, high-end, đồng thời duy trì các sản phẩm dẫn đầu phân khúc “vừa túi tiền” có thị trường bền vững như EHome/Flora/Valora. Song song, Công ty còn đang mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi sang bất động sản thương mại, quản lý khu đô thị, đầu tư các hệ sinh thái phục vụ nhu cầu sống – làm việc – vui chơi – mua sắm – giáo dục theo đúng mô hình khu đô thị tích hợp.

Được thành lập từ năm 1992, với số vốn ban đầu 700 triệu đồng, đến nay tổng vốn điều lệ của NLG đã xấp xỉ 3.900 tỷ đồng; danh mục cổ đông, đối tác đầu tư lớn như IFC (Worldbank), Mekong Capital, ASPL, Nam Việt Ltd. (Goldman Sachs)…

“Năm 2023 theo đó sẽ là năm đánh dấu 30 năm hình thành và phát triển của NLG. Chuẩn bị cho bước đệm này, năm 2022 Công ty sẽ tận dụng quỹ đất với pháp lý sạch có sẵn để tiếp tục phát triển và kinh doanh (dự án Akari, Cần Thơ 43ha, Nam Long Southgate…). Với quỹ đất hiện tại (hơn 650ha) có thể đủ cho Nam Long phát triển trong 5-7 năm kế tiếp”, đại diện nhấn mạnh.

Công tác mở rộng quỹ đất cũng luôn được NLG chú trọng, đặc biệt là các dự án nhà ở tại khu vực Tp.HCM và các thành phố vệ tinh như Long An và Đồng Nai. Thep vị này, chính sách mở rộng quỹ đất của Công ty vẫn mang tính linh hoạt bao gồm tự phát triển quỹ đất từ sơ khai (raw land/non-resi land) đến thực hiện mua lại các quỹ đất sạch và sẵn sàng để phát triển. Hiện nay, NLG đang thiên về việc mở rộng quỹ đất thô với các vị trí gần dự án hiện hữu.

Để huy động nguồn lực cho chiến lược này, năm 2021 NLG đã hoàn thành phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu thu về 2.100 tỷ và các khoản vay của Công ty cũng đã được các ngân hàng phê duyệt trong 2021. Việc phát hành riêng lẻ và thực hiện các khoản vay thành công thuận lợi ngay trước thềm 2022 với nhiều biến động về chính sách trong nước cũng như kinh tế thế giới. Chính nhờ sự chuẩn bị chu đáo này mà NLG đã có đủ nguồn tài chính và các nguồn lực liên quan như quỹ đất, pháp lý, đội ngũ nhân sự và kinh nghiệm để hoàn tất kế hoạch kinh doanh nêu trên.

Ngoài ra trong tháng 4/2022, IFC đã đăng ký mua trái phiếu với tổng trị giá một nghìn tỷ đồng (khoảng 44 triệu USD) do Nam Long phát hành. Công ty sẽ sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu cho giai đoạn hai của dự án nhà ở Waterpoint – dự án phát triển đô thị tích hợp tại tỉnh Long An, bao gồm không gian công cộng xanh, công trình thể thao, trường học, trường đại học, cơ sở y tế, cũng như công trình giao thông, bán lẻ và văn phòng.

Không chỉ ở Tp.HCM, Công ty còn cho biết đã tiến hành khảo sát một số dự án ở Hà Nội và Vũng Tàu. Tuy nhiên, Công ty vẫn đang tìm kiếm thêm những dự án phù hợp.

Liên quan đến vốn huy động, đại diện cũng khẳng định việc thắt chặt huy động vốn từ trái phiếu thì NLG không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhưng Công ty đã có sự chuẩn bị trước, chính là sự hợp tác với các đối tác quốc tế có tiềm lực tài chính lớn.

Bên cạnh đó, lãi suất của NLG được cấp bởi ngân hàng trong nước và quốc tế ở khoảng 6,5%/năm nên những biến động về lãi suất gần như không xảy ra. Với việc là công ty có uy tín trên sàn, các đợt huy động vốn đều có sự ủng hộ lớn từ các ngân hàng đối tác. Đến nay, Công ty còn đang làm việc với các công ty đánh giá, xếp hạng tín nhiệm để gia tăng uy tín trên thị trường huy động vốn.

Theo kế hoạch, doanh thu năm 2022 dự vào mức 7.151 tỷ đồng, tăng 37% và lãi ròng 1.206 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2021. Với nền tảng xây dựng thời gian qua, Công ty cũng công bố kế hoạch dự kiến cho năm 2023 là 13.800 tỷ doanh thu thuần và 1.996 tỷ lãi ròng – tương ứng mức tăng bằng lần so với năm liền trước.

Kết thúc quý 1/2022, NLG đạt doanh thu 587 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp 250 tỷ đồng – tăng mạnh so với con số 40 tỷ đồng của quý 1 năm ngoái. Do hụt nguồn thu từ hoạt động khác nên LNST của NLG đạt gần 33 tỷ đồng – giảm mạnh 91% so với con số 365 tỷ đồng của quý 1/2021. Lợi nhuận chủ yếu thuộc về cổ đông không kiểm soát nên LNST công ty mẹ chỉ còn 630 triệu đồng, tương đương EPS vỏn vẹn 2 đồng.

Theo giải trình từ phía Công ty, doanh thu tăng cao chủ yếu trong quý phần lớn được đóng góp từ doanh thu bán nhà và căn hộ. Lợi nhuận thuần giảm do trong quý 1 năm ngoái có hợp nhất lợi nhuận của Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai vào BCTC của nhóm Công ty.

“Quý 1/2022, Công ty đã thực hiện bán cổ phần của Paragon, tuy nhiên do vấn đề thủ tục nên chưa thể ghi nhận nguồn thu. Giá trị thương vụ đạt khoảng 350 tỷ đồng, dự kiến sẽ được ghi nhận trong năm 2022”, lãnh đạo cho biết thêm.

Nguồn: CafeF

Nguồn: https://www.namlongvn.com/tin-tuc/3588-dai-dien-nam-long-nlg-chenh-lech-cung-cau-cac-du-an-de-o-that-gia-tang-day-la-co-hoi-cho-chu-dau-tu-nha-o-co-quy-dat-sach-da-san-sang/

[ad_2]